Loại virus này gây ra các triệu chứng giống như cảm cúm nhưng thật không ngờ nó để lại di chứng nặng nề lên thai nhi.
Con sinh ra không thể đi lại hay nói chuyện, tổn thương não vì người mẹ nhiễm virus CMV lúc mang thai
Mới đây, trên trang Leeds Live đã chia sẻ câu chuyện của chị Courtney Farnell (21 t.uổi, điều dưỡng viên người Anh) cùng lời cảnh báo tới những phụ nữ đang hoặc sắp mang thai về việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi khỏi virus Cytomegalo (CMV). Đây là loại virus được xác định là gây ra các triệu chứng giống như cảm cúm thường gặp ở người lớn và t.rẻ e.m.
Theo lời kể của Courtney Farnell, nguyên nhân lây nhiễm virus này được cho là xuất phát trong lúc cô làm việc.
“Các bác sĩ cho rằng tôi có thể bị nhiễm virus CMV thông qua việc thay tã lót, rửa bình sữa… – điều mà một điều dưỡng viên như tôi đã làm thường xuyên.
Thậm chí, tôi còn không thể nhận biết bất kì dấu hiệu đặc biệt nào của loại virus này. Nhưng cũng chưa có ai từng cảnh báo cho tôi về điều đó cả”, Courtney Farnell cho biết.
“Tôi vô cùng đau đớn khi biết mình có thể đã bị nhiễm virus CMV bởi chính công việc mà tôi đã dành rất nhiều tâm huyết và tình cảm trong đó. Nhưng điều tệ hại hơn nữa là tôi thậm chí còn không biết phải làm thế nào để phòng ngừa cũng như loại trừ virus này”, Courtney nói thêm.
Bài Viết Liên Quan
- Ăn mì gói nhiều thứ 5 thế giới, người Việt cần chú ý điều gì?
- Chiết xuất rong biển hứa hẹn điều trị ung thư não
- Chuyên gia cảnh báo: Những hiểu lầm khi uống sữa đang phá hủy sức khỏe của con người
Courtney Farnell cho biết con gái mình không thể đi lại, nói chuyện, thậm chí có nguy cơ bị điếc và tổn thương não do cô bị nhiễm virus CMV trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Courtney mang thai vào tháng 1/2019. Trong quãng thời gian đầu tiên của thai kỳ, Courtney bị ra rất nhiều m.áu, nhưng những buổi khám thai đều cho ra kết quả bình thường khiến cô phần nào cảm thấy an tâm. Cũng bởi thế mà cô vẫn tiếp tục làm việc, vẫn hằng ngày tiếp xúc với t.rẻ e.m, người lớn, người già và cả những người tàn tật, người có hệ miễn dịch kém; đồng thời thực hiện các phần việc của mình.
Đến tuần 12 của thai kỳ, kết quả chụp cắt lớp cho thấy một số dấu hiệu hơi khác lạ, tuy nhiên nó cũng nhanh chóng biến mất và trở lại bình thường.
Courtney cho biết, các bác sĩ thậm chí đã khuyên cô bỏ thai, bởi rất nhiều khả năng thai nhi sẽ c.hết lưu, hoặc nếu không cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều ảnh hưởng khác về mặt sức khỏe.
“Họ bảo tôi nên chấm dứt thai kỳ, rằng tôi thực sự còn trẻ và sẽ là người chăm sóc cô ấy suốt đời nhưng tôi không muốn từ bỏ “, Courtney chia sẻ.
Dù mạnh mẽ và dứt khoát với quyết định của mình nhưng thông tin này đã khiến người mẹ trẻ gần như ngã quỵ, cô ở yên trên giường trong 4 tháng liên tiếp, nhưng rồi bản năng làm mẹ vẫn không cho phép cô từ bỏ con mình.
Thế nhưng, trái ngược với sự cố gắng và quyết tâm của Courtney khi giữ lại thai nhi, lần khám tiếp theo ở tuần thứ 20 cho thấy rõ kết quả phần não của bé Minnie-Mae bị tổn thương nghiêm trọng cùng một số vấn đề khác về gan và thận do virus CMV gây ra.
Cuối cùng, bé Minnie-Mae chào đời ở tuần thứ 34.
4 ngày sau sinh, dưới sự chăm sóc và theo dõi điều trị nhiệt tình của các bác sĩ tại BV ĐH St James, bé Minnie đã có thể tự thở dù còn gặp rất nhiều khó khăn.
Lúc này, các bác sĩ cho biết vẫn chưa thể xác định được liệu cô bé có bị mù, điếc bẩm sinh hay gặp các vấn đề về xương khớp không. Song có một điều đáng mừng là, trong khi các bác sĩ dự đoán bé Minnie sẽ phải nằm viện 3 tháng nhưng c.ô b.é đã được về nhà chỉ sau hơn 3 tuần.
Courtney được hướng dẫn cho bé Minnie-Mae ăn thông qua một chiếc ống ở mũi.
Courtney được hướng dẫn cho bé Minnie-Mae ăn thông qua một chiếc ống ở mũi. Hiện giờ bé Minnie-Mae đã được 14 tháng t.uổi nhưng vẫn phải duy trì ăn uống bằng cách này.
“Tính đến nay, Minnie đã có khoảng 100 cuộc hẹn với các bác sĩ và mặc dù chưa được chẩn đoán rõ ràng về tình trạng sức khỏe, nhưng theo nhiều dự đoán nhiều khả năng bé Minnie có thể bị mất thị lực, thính giác và bại não.”, chị Courtney cho biết thêm.
Song, dù đã và đang phải cùng con trải qua quãng thời gian đầy khó khăn, thậm chí cả 2 mẹ con đều không dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng Courtney vẫn luôn tin rằng, cô sẽ dành tất cả tình yêu thương cùng sự quan tâm của mình cho bé Minnie và tin rằng cô bé sẽ là một đ.ứa t.rẻ hạnh phúc, nghị lực và can đảm.
Ngăn ngừa lây nhiễm virus CMV bằng cách nào?
Virus CMV gây ra bệnh n.hiễm t.rùng phổ biến ở t.rẻ e.m, là loại virus gây ra mụn rộp và thủy đậu, nhưng chỉ có khoảng 1/1000 trẻ sinh ra ở Anh mỗi năm có nguy cơ bị tàn tật vĩnh viễn.
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm CMV, và trong hầu hết các trường hợp, cả người lớn và t.rẻ e.m đều không có triệu chứng. Thế nhưng, nếu phụ nữ mang thai không may nhiễm CMV ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi đó thai có thể phơi nhiễm với loại virus này và gây dị tật bẩm sinh.
Đường lây truyền của virus là từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh, bao gồm: m.áu, nước bọt, nước tiểu, sữa, t.inh d.ịch và lây truyền qua nhau thai khi người mẹ bị mắc.
Loại virus này thường được xác định là vô hại, nhưng cũng có thể gây t.ử v.ong cho thai nhi. Một khi cơ thể đã nhiễm CMV sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời.
Chu kỳ của CMV gồm giai đoạn ở thể ngủ và giai đoạn hoạt động trở lại. Khi cơ thể khỏe mạnh, CMV chủ yếu không hoạt động. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy giảm, CMV có thể tái hoạt động và gây ra các bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
N.hiễm t.rùng CMV bẩm sinh có thể không có triệu chứng nhưng có thể gây sảy thai, thai c.hết lưu, hoặc t.ử v.ong sau sinh. Một số biến chứng của virus gây nên đốm mảng xuất huyết trên da, gan to, lách to, vàng da, teo não và đầu nhỏ, chậm phát triển…
Cách duy nhất để ngăn ngừa CMV là thực hiện các biện pháp vệ sinh đơn giản trong khi mang thai như: rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung vật dụng sinh hoạt với t.rẻ e.m hoặc những người đang mắc bệnh, có hệ miễn dịch kém.
4 việc mẹ bầu để ý làm trong lúc mang thai mẹ khỏe, con sinh ra dễ nuôi
Trong thời gian mang thai, có 4 việc mẹ bầu nên chú ý làm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Sức khỏe của thai nhi liên quan mật thiết đến người mẹ, trong quá trình mang thai các mẹ phải chú ý đến hành vi của bản thân để tránh những tai nạn không đáng có cho thai nhi. Có4 điều sau, mẹ bầu sau khi mang thai nên chú ý thực hiện.
Dùng đồ lót cho bà bầu
Trong thời kỳ mang thai, các mẹ nên dừng việc mặc đồ lót thông thường mà thay vào đó là dùng đồ lót cho bà bầu. Vì vóc dáng của phụ nữ mang thai thay đổi, vòng ngực và vòng eo cũng ngày càng tăng lên, đồ lót thông thường không thể thay đổi theo rất dễ khiến bà bầu bị căng tức, khó thở. Mẹ bầu nên chọn đồ lót thấm hút mồ hôi, có độ co giãn lớn, thoáng khí, thường xuyên thay giặt hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
Mặc quần áo phải rộng rãi và thoải mái
Sau khi phụ nữ mang thai, thai nhi tiếp tục phát triển nên bụng cũng to lên, nếu mặc quần áo bó sát sẽ dễ chèn ép vào bụng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn m.áu của toàn bộ cơ thể. Mẹ bầu nên chọn mặc quần áo cotton rộng rãi và thoải mái. Và các mẹ rất dễ bị ra mồ hôi khi mang thai, vì vậy quần áo nên có độ thoáng và thấm hút mồ hôi tốt để mẹ thoải mái hơn khi mặc.
Không kén ăn
Một số mẹ bầu có thói quen kén ăn trước khi mang thai, sau khi mang thai càng phải loại bỏ thói quen xấu này. Vì khi mang thai các mẹ thường có mức độ phản ứng khác nhau nên ăn ít hơn, nếu kén ăn thì dinh dưỡng trong cơ thể chắc chắn sẽ không đồng đều, không đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng bình thường của mẹ và thai nhi . Do đó, vì sức khỏe của bản thân và thai nhi, các bà mẹ phải bỏ thói quen xấu kén ăn, đồng thời phải chú ý đến sự kết hợp giữa thịt và rau và cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Không thức đêm
Khi mang thai, một số bà mẹ thường thức khuya xem phim truyền hình, lướt web. Về lâu dài không chỉ gây tổn thương tế bào não, đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ mà còn gây rối loạn nội tiết. Nghiêm trọng hơn, việc mẹ bầu thức khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể khiến bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, ngoài ra thiếu ngủ khi mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, khiến bé sau sinh nhẹ cân hơn, không có lợi cho sức khỏe của bé.