Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo bệnh đột quỵ khiến t.ử v.ong hàng đầu tại Việt Nam

TS.BS Nguyễn Bá Thắng – Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh BV Đại học Y Dược TP.HCM – cảnh báo về bệnh đột quỵ, nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu ở Việt Nam.

Bài Viết Liên Quan

bac si chuyen khoa canh bao benh dot quy khien tu vong hang dau tai viet nam 81d 5494270

TS.BS Nguyễn Bá Thắng – Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh BV Đại học Y Dược TP.HCM cảnh báo về bệnh đột quỵ (Ảnh: HB)

TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: “Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ: một là do mạch m.áu bị vỡ, hai là do mạch m.áu bị tắc nghẽn”.

Nhận biết đột quỵ thế nào?

“Giả sử một tình huống rất thường gặp là đang ngồi xem TV, bỗng nhiên thấy anh A đứng lên loạng choạng, muốn ngã, tay chân bên phải yếu hẳn, người nhà hỏi thì thấy anh lơ ngơ, ú ớ, miệng méo về bên phải. Nhiều người không biết sẽ tưởng bị trúng gió. Nhưng rất nên lưu ý, đây chính là các biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết nhất của đột quỵ” – TS.BS Nguyễn Bá Thắng giải thích.

“Việc cần làm lúc này là gọi cấp cứu ngay lập tức” – BS Thắng nhấn mạnh.

“Khi có một mạch m.áu bị tổn thương, có thể bị tắc nghẽn do một cục m.áu đông, thì vùng não không được m.áu nuôi sẽ c.hết đi, gọi là nhồi m.áu. Hoặc mạch m.áu bị vỡ, m.áu c.hảy tràn ra, gọi là xuất huyết não hay c.hảy m.áu não” – BS Thắng giải thích cặn kẽ.

BS Thắng phân tích kỹ lưỡng: “Não người có nhiều vùng, nếu tổn thương vùng vận động thì người bệnh sẽ liệt nửa người, nếu tổn thương vùng cảm giác, sẽ bị tê, bị mất cảm giác, nếu tổn thương thị giác thì có thể bán manh hoặc mù, nếu tổn thương vùng ngôn ngữ thì sẽ không nói được hoặc không hiểu được người khác nói”.

bac si chuyen khoa canh bao benh dot quy khien tu vong hang dau tai viet nam 59f 5494270

TS.BS Nguyễn Bá Thắng – Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh BV Đại học Y Dược TP.HCM (Ảnh: BVCC)

Hậu quả của đột quỵ

“Hậu quả lớn nhất, đột quỵ là nguyên nhân t.ử v.ong đứng hàng thứ 2 trên thế giới trong số tất cả các bệnh và còn là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế nặng nề. Trên thế giới, cứ 6 giây lại có 1 người bị đột quỵ, mỗi năm, thế giới có 6 triệu người c.hết vì đột quỵ, tỷ lệ cứ 6 người lại có 1 người bị đột quỵ”- BS Thắng nhấn mạnh – “Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam thì t.ử v.ong do đột quỵ đứng hàng đầu trong số tất cả các bệnh”.

Theo số liệu thống kê cho thấy, có từ 10 đến 20% người đột quỵ đã t.ử v.ong, nằm liệt giường chiếm tỷ lệ 13%, hồi phục một phần: 12%, độc lập, đi lại được, có thể về lại cuộc sống bình thường chỉ chiếm 25%.

Đi tìm nguyên nhân tắc nghẽn mạch m.áu

BS Thắng nói: “Có 3 nguyên nhân chính gây tắc nghẽn mạch m.áu não. Nguyên nhân thứ nhất là mạch m.áu bị tắc nghẽn do tim (bệnh tim), cục m.áu đông trong tim có thể trôi lên não. Nguyên nhân thứ hai có thể do mạch m.áu bị xơ vữa ( xơ vữa động mạch) có các mảng m.áu đông gây tắc nghẽn, dẫn tới thiếu m.áu lên nuôi não. Thứ ba là mạch m.áu nhỏ bị tổn thương, do bệnh tăng huyết áp, dẫn tới nhồi m.áu não”.

“Tình huống thứ 2 là xuất huyết não, thì nguyên nhân hầu hết do tăng huyết áp. Như vậy, tăng huyết áp là một bệnh lý rất cần được người dân chú ý, vì có thể gây nhồi m.áu não và cũng có thể khiến vỡ mạch, làm xuất huyết não” – BS Thắng nhấn mạnh.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như mạch m.áu bị thoái hoá, bị dị dạng, có khối u não, rối loạn đông m.áu…

bac si chuyen khoa canh bao benh dot quy khien tu vong hang dau tai viet nam c71 5494270

BS Thắng phân tích về các hậu quả nặng nề của bệnh đột quỵ (Ảnh: BVCC)

BS Thắng tổng kết: “Người nào có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì càng dễ bị đột quỵ. T.uổi càng cao, nguy cơ đột quỵ càng nhiều, nam giới bị nhiều hơn nữ giới, có bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim, hút t.huốc l.á, nghiện rượu, béo phì, ít vận động…”

Xã hội hiện đại khiến chúng ta rất ít cơ hội vận động, di chuyển bằng xe, đi cầu thang máy, ăn uống nhiều chất béo, uống rượu bia nhiều, hút t.huốc l.á, áp lực công việc tăng stress trong giới công sở… Tất cả đều là những yếu tố nguy cơ cao dễ dẫn tới bệnh đột quỵ.

Thời gian là não – Mỗi phút, có thể c.hết 2 triệu tế bào thần kinh

BS Thắng phân tích: “Hãy xem xét hai trường hợp cấp cứu đột quỵ điển hình. Một BN nam 70 t.uổi đến BV để khám một bệnh khác nhưng đột nhiên không nói được, rồi liệt tay, liệt chân, điểm đột quỵ rất cao. Trong vòng 25 phút, BN được chụp CT não, cấp cứu ngay, điều trị thuốc tan cục m.áu đông, truyền thuốc, đưa đi can thiệp, dùng dụng cụ lấy huyết khối.

Ngay sau khi can thiệp kịp thời, BN hồi phục rất nhanh, sức cơ trở lại được khá tốt, sau 12 tiếng thì BN hầu như không còn triệu chứng gì nữa, trở lại bình thường, chiến thắng ngoạn mục bệnh đột quỵ. Hình ảnh chụp MRI sau đó cho thấy BN không còn tổn thương nào trên não, và hình mạch m.áu não đã thông hoàn toàn”.

“Một trường hợp khác BN nữ 60 t.uổi, không may ở khá xa, trú tại tỉnh T.iền Giang, vì ở xa và điều kiện y học chưa can thiệp nhiều nên sau đó BN được chuyển tới BV Đại học Y Dược TP.HCM để điều trị đột quỵ.

BN khởi bệnh lúc 6 giờ sáng, khi tới được BV Đại học Y Dược là 10 giờ 30, tức là sau 3,5 tiếng đồng hồ. Triệu chứng của BN này cũng liệt nửa người, không nói được, điểm đột quỵ rất cao, chụp CT cho thấy có dấu hiệu thiếu m.áu nhiều, tắc mạch m.áu lớn.

Vì nữ BN này có bệnh xuất huyết dưới nhện cũ, nên không được dùng thuốc tan cục m.áu, và thời điểm chụp CT xong thì đã là 4 tiếng đồng hồ kể từ lúc khởi phát. Sau đó, khi BN được can thiệp nội mạch (dùng dụng cụ đưa lên lấy huyết khối), thì các mạch m.áu đã lên bình thường.

Như vậy, về mặt kỹ thuật thì cấp cứu đột quỵ thành công. Tuy nhiên, vì thời gian đã hơn 4 tiếng, nên sau khi can thiệp, BN có cải thiện nhưng sức cơ vẫn chưa được bình thường, nói chuyện khó khăn, chụp MRI cho thấy vẫn còn nguyên một nửa não có nhồi m.áu” – BS Thắng đưa chi tiết.

bac si chuyen khoa canh bao benh dot quy khien tu vong hang dau tai viet nam 224 5494270

BS Thắng cho biết, chỉ có 25% người bệnh đột quỵ có thể quay lại cuộc sống bình thường, còn lại là đời sống phụ thuộc, liệt giường, nguy cơ t.ử v.ong cao (Ảnh: BVCC)

“Vậy hai trường hợp này khác nhau thế nào khi BN được điều trị theo cùng một phác đồ và đã thông được mạch m.áu rất tốt nhưng kết quả điều trị mỗi BN lại rất khác nhau? BN nam 70 t.uổi từ lúc khởi phát tới lúc xử lý xong hoàn toàn mất chưa tới 2 giờ đồng hồ.

Trong khi đó, BN nữ 60 t.uổi đã mất tới hơn 4 tiếng mới được can thiệp, xử lý xong thì thành hơn 5 tiếng. Do đó, mới nói rằng “Thời gian là não”. Mất thời gian là mất não” – BS Thắng nhấn mạnh.

“Theo nghiên cứu, thống kê được, khi thiếu m.áu, cứ mỗi phút não sẽ mất đi 1,9 triệu neurons (tế bào thần kinh) sẽ c.hết đi. Như vậy, cứ muộn một phút là sẽ mất thêm khoảng 2 triệu tế bào thần kinh. Những tế bào đã c.hết đi sẽ không thể cứu lại được nữa. BS chuyên khoa can thiệp chỉ có thể cứu lại những tế bào chưa c.hết thôi” – BS Thắng nhấn mạnh yêu cầu người nhà đọc kỹ các biểu hiện của đột quỵ, và nhấn nút gọi cấp cứu ngay lập tức nếu thấy đủ 3 dấu hiệu này.

Căn bệnh khiến người phụ nữ đột ngột liệt nửa người

Sau khi ngưng thuốc kháng đông để đi nhổ răng, người phụ nữ bất ngờ bị méo miệng, liệt nửa người, phải nhập viện cấp cứu.

Giáo sư Trương Quang Bình, Phó giám đốc Bệnh viện, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết đơn vị này vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân N.T.M. (52 t.uổi, ngụ tại Long An).

Bà M. được phát hiện rung nhĩ cách đây 10 năm, phải dùng thuốc kháng đông để dự phòng đột quỵ. Cách đây một tuần, bệnh nhân ngưng thuốc kháng đông để đi nhổ răng. Buổi sáng sau khi nhổ răng, bà M. bắt đầu uống thuốc trở lại. Gần trưa, bà bất ngờ liệt nửa người trái, méo miệng, nói khó.

Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, sau khi thăm khám, đ.ánh giá, các bác sĩ chẩn đoán bà M. bị đột quỵ, nguyên nhân có thể là thiếu m.áu não liên quan rung nhĩ.

can benh khien nguoi phu nu dot ngot liet nua nguoi 7d4 5478684

Bệnh nhân đột quỵ may mắn được giữ được tính mạng do cấp cứu kịp thời. Ảnh: Nam Phương.

Bệnh nhân nhanh chóng được chụp cắt lớp sọ não và mạch m.áu não. Các bác sĩ xác định động mạch não giữa bên phải của bệnh nhân bị tắc. Bệnh nhân được can thiệp nội mạch cấp cứu, lấy được cục m.áu đông, thông lại mạch m.áu.

Sau can thiệp, người bệnh hồi phục tốt, chỉ còn yếu nhẹ tay trái. Các bác sĩ đ.ánh giá nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ bị nhồi m.áu não diện rộng, hư hại gần một nửa não bộ, có thể phù não nặng nguy hiểm tính mạng. Nếu sống sót, bệnh nhân cũng sẽ liệt nửa người và rối loạn lời nói.

Sau khi tình trạng bệnh ổn định, bà M. được chỉnh liều kháng đông cho phù hợp để tiếp tục dùng thuốc lâu dài.

Giáo sư Trương Quang Bình cho biết đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Đây là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu không phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, trong đó, 10-20% trường hợp t.ử v.ong và chỉ khoảng 30% người bệnh sống sót, có khả năng bình phục hoàn toàn. Rung nhĩ (tim đ.ập loạn nhịp) là bệnh lý tim mạch có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần. Khoảng 20% trường hợp đột quỵ do rung nhĩ gây ra. Đột quỵ do rung nhĩ thường nặng nề và tiên lượng xấu hơn đột quỵ do yếu tố khác.

Phần lớn người bệnh rung nhĩ cần dùng thuốc kháng đông để ngăn chặn việc hình thành cục m.áu đông trong tiều nhĩ. Do chủ quan hoặc chưa hiểu biết, không ít người bệnh rung nhĩ không tuân thủ việc sử dụng thuốc và các biện pháp dự phòng đột quỵ, khiến tính mạng gặp nguy hiểm.

Giáo sư Bình cho biết những đối tượng có sẵn bệnh lý về tim như nhồi m.áu cơ tim, thiếu m.áu cơ tim cục bộ lâu ngày, suy tim, cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim đều có thể dẫn đến tình trạng rung nhĩ. Bên cạnh đó, các bệnh lý ngoài tim như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh lý về tuyến giáp (đặc biệt là cường giáp) cũng là nguyên nhân gây rung nhĩ.

Ngoài ra, rung nhĩ có thể xảy ra ở những người sử dụng nhiều rượu bia, béo phì, bị n.hiễm t.rùng nặng… Dấu hiệu thường gặp của rung nhĩ là nhịp tim không bình thường, gây hồi hộp, đ.ánh trống ngực, đau tức ngực…, nhưng cũng có những trường hợp không biểu hiện triệu chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *