Hai người đàn ông phải đi cấp cứu, suy gan nặng sau khi tự uống thuốc nam điều trị bệnh.
Ông N.N.D. (64 t.uổi, trú tại Bắc Giang) phát hiện viêm gan B cách đây 30 năm. Ba năm nay, ông D. đã điều trị bằng thuốc kháng virus. Khoảng 5 tháng trở lại đây, ông uống thêm thuốc nam. Sau đó, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, vàng da tăng dần.
Sau một tuần điều trị tại cơ sở y tế ở địa phương, ông vẫn cảm thấy mệt mỏi hơn, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên tiếp tục vào bệnh viện theo dõi. Một ngày sau, ông D. được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ( Hà Nội).
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy gan cấp, xơ gan, viêm gan B mạn, tiên lượng rất nặng, nguy cơ hôn mê gan.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trường hợp bệnh nhân này bị suy gan, không đảm bảo được hoạt động bình thường. Người bệnh có thể bị hôn mê gan, suy thận.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC.
Trường hợp khác là ông T.N.T. (64 t.uổi, trú tại Hưng Yên) cũng nhập viện vì viêm gan cấp. Theo gia đình, ông không mắc bệnh mạn tính, viêm gan virus. Khoảng 3 năm trở lại đây, ông T. có uống thuốc Đông y, chia đều mỗi năm 2 đợt.
Gần đây, ông phát hiện sỏi túi mật nên tự mua thuốc nam uống. 10 ngày sau, ông bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém, điều trị tại tuyến cơ sở nhưng tình trạng không giảm. Gia đình đã đưa bệnh nhân đến Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm gan nhiễm độc, viêm gan cấp.
Về tình trạng bệnh của ông T., bác sĩ Huyền cho biết bệnh nhân bị viêm gan nhiễm độc. Trường hợp viêm gan nhiễm độc là do chất độc đưa vào gan như uống rượu, thuốc hoặc hóa chất… Chất độc làm hủy hoại tế bào gan, suy giảm chức năng gan, thậm chí dẫn đến suy đa tạng. Bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê gan, tiên lượng t.ử v.ong cao.
Do đó, bác sĩ Huyền khuyến cáo tình trạng người dân tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh khá phổ biến, rất dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi uống bất kỳ loại thuốc nào, người dân cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, không uống thuốc hoặc các chế phẩm chưa rõ nguồn gốc. Đối với người mắc viêm gan B, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ quy định dùng thuốc kháng virus, không được ngừng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
T.iền Giang: Phẫu thuật thành công thai phụ có 77 viên sỏi trong túi mật
Ngày 13/12, Bệnh viện Quân y 120, Cục Hậu cần Quân khu 9 có địa chỉ tại quốc lộ 60, phường 6, thành phố Mỹ Tho (T.iền Giang) cho biết, Bệnh viện đã phẫu thuật nội soi lấy ra thành công túi mật chứa 77 viên sỏi của bệnh nhân nữ 32 t.uổi đang mang thai 9 tuần t.uổi.
Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 120 thực hiện ca mổ cho bệnh nhân Đ.T.T.T
Theo đó, bệnh nhân tên Đ.T.T.T., sinh năm 1991, cư ngụ phường 2, thị xã Gò Công (T.iền Giang) nhập viện trong tình trạng đau vùng thượng vị, đau âm ỉ liên tục, quặn thành cơn, kèm theo sốt lạnh run từng cơn. Trước đó, bệnh nhân có đi mua thuốc và điều trị nhiều nơi nhưng không giảm đau nên vào khám tại Bệnh viện Quân y 120.
Qua thăm khám lâm sàng kết hợp siêu âm chẩn đoán, các bác sĩ cho rằng: “Bệnh nhân đang mang thai 9 tuần và có triệu chứng sốt lạnh từng cơn, đau âm ỉ hạ sườn phải quặn thành cơn, ấn đau bụng vùng hạ sườn phải, điểm túi mật đau; phản ứng cơ vùng hạ sườn phải dương tính. Kết luận, bệnh nhân viêm túi mật do sỏi kẹt cổ túi mật, nhiều sỏi và cặn bùn túi mật trên bệnh nhân có thai 9 tuần tuổi”.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Kíp mổ gồm 4 bác sĩ và 6 kỹ thuật viên do Trung tá, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thanh Môn, Chủ nhiệm Khoa Ngoại chung làm trưởng ca mổ. Bệnh nhân được cắt đốt giải phóng túi mật khỏi bờ gan an toàn, túi mật lấy ra khỏi cơ thể có 77 viên sỏi, trong đó có một viên to đường kính 15mm nằm kẹt ở cổ túi mật. Thời gian hoàn thành ca mổ 1 giờ 30 phút.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau ca mổ thành công.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thanh Môn cho rằng: “Đây là ca mổ phức tạp do bệnh nhân đang mang thai 9 tuần t.uổi, bệnh nhân ở độ t.uổi sinh đẻ có nguy cơ biến chứng sỏi túi mật khi mang thai. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phẫu thuật trong tháng thứ 3 giữa thai kỳ để bảo đảm an toàn, tránh sinh non và gây dị tật thai nhi”.
Theo Trung tá, bác sĩ chuyên khoa 1 Huỳnh Thanh Tú, Khoa chăm sóc và điều trị theo yêu cầu của Bệnh viện Quân y 120, sỏi túi mật thường do chuyển hóa. Trong dịch mật có nồng độ cholesterol quá cao dẫn đến tạo thành các tinh thể và hình thành nên sỏi túi mật.
Bệnh thường gặp ở người béo phì, phụ nữ dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen, người có bệnh viêm đường ruột…
Nếu sỏi túi mật không được thực hiện phẫu thuật kịp thời, có thể dẫn đến viêm túi mật cấp, đặc biệt là viêm phúc mạc gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.