Nhiều người sơ cứu đột quỵ sai cách khi uống viên an cung ngưu, đ.ánh cảm, uống thuốc hạ áp… trong khi cần đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt.
Uống viên an cung ngưu hoàng hoàn
Nhiều gia đình quá tin tưởng vào tác dụng kỳ diệu từ quảng cáo của viên thuốc an cung nên trì hoãn thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện, mất cơ hội điều trị. Trong khi đó, cấp cứu đột quỵ quan trọng nhất là thời gian phát hiện và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế kịp thời “giờ vàng”, tức 3-6 giờ đầu kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ.
Bác sĩ Mai Đức Thảo, Trưởng khoa Thần Kinh, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết rất nhiều bệnh nhân đột quỵ uống thuốc an cung trước khi đến bệnh viện. Viên thuốc làm bệnh nhân mất cơ hội chẩn đoán và điều trị, làm thay đổi các dấu hiệu bệnh, rối loạn quá trình đông m.áu của cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp bị xuất huyết não.
Bên cạnh đó, trong thành phần thuốc an cung có kim loại nặng gây nguy hại cho cơ thể người bệnh. Khi đó, bác sĩ vừa điều trị đột quỵ, vừa điều trị nhiễm độc kim loại, quá trình điều trị khó khăn, tốn kém.
Ép tim lồng ngực khi chưa có chỉ định
CPR là biện pháp ép tim ngoài lồng ngực, sử dụng để cấp cứu người ngừng tuần hoàn (ngưng tim ngưng thở), không áp dụng cho đột quỵ. Nếu người đột quỵ không bị ngừng tuần hoàn, áp dụng CPR để cấp cứu không giúp cải thiện tình trạng đột quỵ, ngược lại làm mất thời gian vàng để cấp cứu, có thể gây tổn thương nặng hơn.
Theo bác sĩ Thảo, phương pháp ép tim ngoài lồng ngực cần có tư vấn của nhân viên y tế. Trong trường hợp khẩn cấp, người sơ cứu cần bắt mạch ở cổ người bệnh, chỉ áp dụng CPR khi mạch không đ.ập, người bệnh mất ý thức, không thở.
Bài Viết Liên Quan
- Trẻ mọc răng rồi mà vẫn lười nhai
- Thuốc trị loãng xương: Sử dụng thế nào cho hiệu quả?
- Vũ khí bí mật ngăn ngừa nạn béo phì ở t.rẻ e.m Nhật Bản
Bác sĩ Thảo kiểm tra khả năng vận động của người bệnh đột quỵ. Ảnh Chi Lê.
Đ.ánh cảm, uống thuốc hạ huyết áp
Trước khi xảy ra đột quỵ, một số người thường cảm thấy mệt, choáng váng, đau đầu… Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh cảm, tăng huyết áp. Vì vậy một số người áp dụng biện pháp đ.ánh cảm, cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp.
Theo bác sĩ Thảo, đây là phương pháp sơ cứu sai lầm. Đ.ánh cảm, uống thuốc hạ huyết áp không đúng bệnh lý hoặc trích nặn m.áu, đều có tác hại tới cơ thể người đột quỵ. Trong đó, đột ngột hạ áp gây thiếu m.áu não, phù não tăng đột ngột, huyết áp quá thấp có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Vì vậy, bác sĩ Thảo khuyến cáo nên nằm nghỉ ngơi ngay và gọi người nhà đưa đi cấp cứu khi có dấu hiệu đột quỵ như mệt, liệt, tê chân tay, méo mặt, nói khó, nói ngọng…
“Cách tốt nhất là chuyển bệnh nhân tới bệnh viện, gọi cấp cứu sớm. Người nhà không nên áp dụng các biện pháp sơ cứu hay cho bệnh nhân uống thuốc để tránh làm nặng thêm tình trạng đột quỵ”, bác sĩ Thảo nhấn mạnh.
3 sai lầm khi cứu chữa người bị đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng “nghìn cân treo sợi tóc”, bệnh nhân cần được cấp cứu, điều trị càng sớm càng tốt để tránh các hậu quả đáng tiếc.
Tổ chức Y tế Thế giới thống kê đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong nhiều thứ 3 trên toàn cầu. Theo quỹ NHS Trust của Anh, bệnh nhân đột quỵ càng được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao.
Một trong yếu tố then chốt giúp tăng cơ hội chữa trị cho người bị đột quỵ não là nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo. Tuy nhiên, nhiều quan niệm sai lầm khiến nạn nhân bị đột quỵ mất đi cơ hội cứu chữa.
Bệnh nhân sẽ tự hồi tỉnh khi chích, nặn m.áu từ đầu ngón tay?
Quan điểm này được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội và khẳng định rằng nó là cách cứu nạn nhân bị đột quỵ. Cụ thể, nhiều người tự lan truyền thông tin “có thể dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một mm cho đến khi có m.áu rỉ ra. Như thế, khi m.áu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, vài phút sau bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi m.áu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại”.
Tuy nhiên, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Tổng thư ký Hội Đột quỵ Việt Nam, khẳng định chưa có bằng chứng về việc cấp cứu cho người bị đột quỵ bằng cách chích m.áu từ đầu ngón tay. Theo ông, cách làm trên là phản khoa học.
Vị chuyên gia này cũng khẳng định “nguyên tắc vàng” khi phát hiện một người bị đột quỵ đó là tính thời điểm, việc chích, nặn m.áu từ đầu ngón tay, chân thậm chí gây chậm trễ trong quá trình cứu chữa nạn nhân. Tương tự, hành động cạo gió cũng phản khoa học, nhiều người lầm tưởng dấu hiệu đột quỵ với cảm, khiến nạn nhân mất đi thời gian vàng chữa trị.
Lý giải thêm về điều này, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện y học cổ truyền Trung ương, Hà Nội, cho biết chỉ những bác sĩ y học cổ truyền mới có thể thực hiện biện pháp châm m.áu ở 10 đầu ngón tay. Tuy nhiên, cách làm này thường sử dụng trong trường hợp sốt cao co giật.
Theo Đông y, châm 10 đầu ngón tay đồng nghĩa giảm nguyên khí, làm cho m.áu không lưu thông. Điều này tuyệt đối không được áp dụng trong xử trí đột quỵ não và chỉ có bác sĩ mới xác định chính xác cần làm gì để chữa trị cho nạn nhân.
Chích m.áu từ đầu ngón tay, chân để cứu nạn nhân bị đột quỵ là quan điêm sai lầm, phản khoa học. Ảnh: iStock.
Không được di chuyển nạn nhân?
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Tổng thư ký Hội Đột quỵ Việt Nam, thời gian vàng để cứu bệnh nhân đột quỵ khi vừa xảy ra là 3-6 tiếng, tính từ lúc người đó xuất hiện các dấu hiệu như méo miệng, nói lắp, nhìn mờ, đột ngột yếu, tê mặt, tay chân, đau đầu, chóng mặt dữ dội…
Do đó, người nhà cần lưu ý, tránh bỏ qua các triệu chứng ban đầu. Nếu chúng ta bỏ qua, hiểu sai là trúng gió, không cấp cứu sớm, bệnh nhân khó có khả năng duy trì sự sống và cứu khỏi những biến chứng nặng. Vì vậy, bác sĩ Thắng phản đối quan điểm của nhiều người cho rằng không được di chuyển nạn nhân bị đột quỵ, bởi cứ mỗi phút trì hoãn, 2 triệu tế bào có thể c.hết và không hồi phục được.
Tuy nhiên, vấn đề nhiều người gặp phải đó là lúng túng khi chứng kiến trường hợp bị đột quỵ. Nhiều trường hợp, nạn nhân bị bế thốc lên xe máy đưa đi cấp cứu. Thậm chí, một số nạn nhân đột quỵ bị té ngã có thể gây chấn thương kèm theo. Tuy nhiên, người thân không phát hiện để sơ cứu trước.
Khi di chuyển, nhiều người thực hiện không đúng cách, chấn thương sẵn có hoặc mới sẽ gây thêm nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện kịp thời song việc xử trí đột quỵ và chấn thương sẽ thêm phần phức tạp, nguy cơ liệt, thậm chí t.ử v.ong cao hơn.
Theo bác sĩ Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quy não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nếu bệnh nhân bị đột quỵ còn tỉnh, chúng ta cần để họ nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, người xung quanh cần đỡ, tránh cho họ khỏi ngã. Tốt nhất chúng ta nên để bệnh nhân nằm nghiêng, giúp họ không hít phải chất nôn, đờm, làm thông thoáng đường thở.
Trong nhiều trường hợp, nạn nhân bị đột quỵ vào thời gian nửa đêm về sáng, nhiệt độ xuống thấp khiến người bệnh bị lạnh đột ngột. Khi đó, người thân cần đưa bệnh nhân vào phòng ấm, đắp chăn, đồng thời gọi ngay xe cấp cứu để nhân viên y tế hỗ trợ.
Nạn nhân bị đột quỵ cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt. Ảnh: iStock.
Cho nạn nhân ngậm thuốc hạ huyết áp nhanh quá mức
Theo PGS.TS Tạ Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, nhiều trường hợp thấy người nhà có dấu hiệu đột quỵ thì tự đo huyết áp cho họ. Khi thấy huyết áp người bệnh cao đột ngột, nhiều gia đình tự cho nạn nhân uống hoặc nhỏ thuốc Adalat vào lưỡi.
Cách làm này không giúp ích cho bệnh nhân, thậm chí còn gây nguy hiểm tới tính mạng. PGS Cường lý giải việc cho nạn nhân uống thuốc hạ huyết áp khiến chỉ số này tụt xuống sâu, làm dòng m.áu lên não yếu đi, ổ nhồi m.áu nhũn não càng rộng hơn, tình trạng bệnh càng diễn biến xấu, di chứng nặng nề.
Còn theo TS.BS Nguyễn Huy Thắng, ở một số bệnh nhân bị đột quỵ, chức năng nuốt ảnh hưởng. Nếu chúng ta cố tình cho họ uống các loại thuốc như cung ngưu hoàng hoặc loại khác không rõ nguồn gốc, vô tình bạn có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi do hít sặc, thức ăn, thuốc rơi vào phổi ở bệnh nhân. Bác sĩ Thắng cũng đưa lời khuyên khi đo huyết áp cho người bị đột quỵ xong, người nhà không cần phải can thiệp thêm.
Cách xử trí khi gặp người bị đột quỵ đó là gọi xe cấp cứu và đưa họ tới bệnh viện gần nhất để được khám chữa đúng cách.