Loại gia vị quen thuộc gây tổn thương gan nếu dùng quá đà

Lá gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất được hấp thu vào cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày sẽ là nhân tố chính quyết định đến sức khỏe của cơ quan này.

Dưới đây là 2 loại gia vị quen thuộc có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan nếu ăn quá nhiều:

Muối

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, người Việt Nam ăn mặn gần gấp đôi lượng muối cần thiết.

Chế độ ăn quá mặn trong thời gian dài khiến m.áu bị đặc hơn, từ đó ảnh hưởng đến sự lưu thông của m.áu trong hệ tuần hoàn. Một trong những chức năng của gan là điều hòa lượng m.áu được phân phối đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu m.áu khó lưu thông, đồng nghĩa với việc gánh nặng của gan trong việc thực hiện chức năng phân phối m.áu sẽ bị tăng lên.

Bài Viết Liên Quan

loai gia vi quen thuoc gay ton thuong gan neu dung qua da 883 5494601

Bên cạnh đó, gan cũng tham gia quá trình chuyển hóa muối ăn và bài tiết chúng thông qua nước tiểu. Việc quá nhiều muối được hấp thu vào cơ thể sẽ gây suy giảm chức năng gan. Bên cạnh đó, chế độ ăn này còn khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người trưởng thành nên ăn dưới 5 gam muối (tương đương với 1 thìa con) mỗi ngày. Nên sử dụng muối ăn có bổ sung iot.

Để giảm mức tiêu thụ muối xuống mức khuyến cáo, có thể áp dụng các cách sau:

– Hạn chế sử dụng muối và các gia vị có chứa nhiều muối (như nước mắm, nước tương) khi nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm.

– Không để muối và các loại nước chấm mặn trên bàn ăn.

– Giảm tiêu thụ các thức ăn vặt chứa nhiều muối.

– Chọn các thực phẩm có hàm lượng muối thấp.

Đường

Đường và tinh bột là 1 trong 4 thành phần quan trọng, cung cấp năng lượng chính của thức ăn.

Với một lượng đường vừa phải từ chế độ ăn, gan sẽ thực hiện tốt vai trò chuyển hóa của mình. Ngược lại, khi có quá nhiều đường được hấp thu vào cơ thể, gan phải hoạt động liên tục dẫn đến quá tải.

loai gia vi quen thuoc gay ton thuong gan neu dung qua da ba3 5494601

Ngoài ra, khi năng lượng đang bị dư thừa gan sẽ chuyển đổi đường thành chất béo. Như đã đề cập ở trên, lượng chất béo tích tụ nhiều trong gan sẽ gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Và nếu quá trình này vẫn liên tục tiếp diễn, không có biện pháp can thiệp sẽ thúc đẩy bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển xấu đi gây xơ gan.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong chế độ ăn hàng ngày, đường tự do chỉ được chiếm dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày. Tương đương với 50g đường (khoảng 12 thìa con) cho một người lớn khỏe mạnh có mức tiêu thụ năng lượng 2000 calo một ngày. Lý tưởng nhất là ăn dưới 5% (một nửa mức nêu trên).

Đường tự do là những loại đường được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống bởi nhà sản xuất, trong quá trình pha chế và chế biến đồ ăn/uống, cũng như đường tự nhiên có trong mật ong, các loại mật, siro, nước trái cây tươi và nước trái cây cô đặc.

Để hạn chế sử dụng đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo:

– Hạn chế sử dụng các loại thức ăn, nước uống có hàm lượng đường cao như: đồ ăn vặt, kẹo, nước ngọt (có ga hoặc không có ga), nước quả, các dịch cô đặc hoặc bột pha nước uống, nước uống có hương vị, nước uống năng lượng, trà uống liền, cà phê uống liền, sữa có đường.

– Ăn các loại quả và rau thay vì đồ ăn vặt có chứa đường.

Hiểu sao cho đúng ‘Món này nóng trong người lắm’?

Về quê, háo hức giữa muôn vàn món ăn mới lạ, các loại trái cây ngon lành, nhưng hễ chạm vào món nào là cũng có người lớn “nhắc chừng”: ăn ít thôi món đó nóng lắm. Sao lại có món ăn nóng?

hieu sao cho dung mon nay nong trong nguoi lam ddf 5285141

“Món ăn nóng”, “món ăn lạnh” vẫn dựa chủ yếu trên kinh nghiệm cá nhân

Và hiểu sao cho đúng về “món nóng” cùng với những lời nhắc nhở cửa miệng mà đại đa số người Việt đều nằm lòng?

Có “món ăn nóng” thật không?

“Món ăn nóng”, chắc hẳn đây là cụm từ quá đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta. Trước hết, cách gọi “món nóng”, “món mát” của người Việt Nam không phụ thuộc vào… nhiệt độ món ăn.

Cùng là một chén chè, cùng ướp đá mát lạnh như nhau, nhưng bạn sẽ có lúc than trời (không sao phân biệt nổi) vì sao chè hạt sen được khẳng định là ăn vào rất “mát”, trong khi ly chè vải, chè thái với từng múi sầu riêng thơm phức ngon lành lại bị kêu là “nóng”?

Hay vì sao tô cháo lươn, cháo ếch nóng hổi thì được gọi là “hàn”, ăn dễ “lạnh bụng” nên cần bỏ thêm miếng gừng, miếng tiêu vào cho “nóng” lên?

Cho đến nay, câu chuyện phân biệt “món ăn nóng”, “món ăn lạnh” vẫn dựa chủ yếu trên kinh nghiệm cá nhân, mang tính truyền miệng là chính, chứ chưa thật sự được kiểm chứng rõ ràng.

Sở dĩ, khái niệm món ăn nóng, mát được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác vì nó bắt nguồn từ y học cổ truyền. Theo y học cổ truyền, thực phẩm sẽ được chia thành 4 tính chất hàn, lương, ôn, nhiệt (nghĩa là lạnh, mát, ấm, nóng).

Về cơ bản, những thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị (gừng, tỏi, ớt); các loại trái cây có vị ngọt (đào, nhãn, vải).

Trong khi đó, những thực phẩm có tính hàn lại là các thực phẩm tạo cảm giác mát và cung cấp độ ẩm cho cơ thể, ví dụ như các loại rau xanh, hải sản, đồ tanh (ếch, ốc).

Mặc dù có khái niệm thực phẩm hàn và nhiệt, nhưng cũng theo y học cổ truyền, thực phẩm có tính nhiệt chưa hẳn là nguyên nhân gây nóng. Vì cơ thể mỗi người lại có thể hàn và thể nhiệt nên có người ăn thực phẩm hay món ăn nào đó thấy gây ra nóng, còn người khác lại thấy bình thường. Thế nên mới có chuyện nhiều người ăn mận, nhãn, sầu riêng… thì cơ thể bình thường, với người khác lại có phản ứng ngược lại.

hieu sao cho dung mon nay nong trong nguoi lam ce3 5285141

Thực phẩm có tính nhiệt chưa hẳn là nguyên nhân gây nóng

Đó là trong y học cổ truyền, còn xét theo y học hiện đại thì không có khái niệm thực phẩm hay món ăn nóng. Thực phẩm trong y học hiện đại được phân chia dựa trên các thành phần chất dinh dưỡng như: chất bột đường (carbohydrate), chất đạm (protein), chất béo (lipid), vitamin và khoáng chất. Theo đó, chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm cung cấp 4 nhóm chất dinh dưỡng trên, theo tỷ lệ hợp lý, phù hợp với thể trạng và tình trạng hoạt động của cơ thể.

Có cần kiêng khem “món nóng” theo quan niệm dân gian?

Trên thực tế, y học cổ truyền không “cấm kỵ” cũng như so sánh so sánh giữa thực phẩm nhiệt – hàn thì cái nào tốt hơn. Do đó, quan niệm thực phẩm tính nhiệt không tốt cho sức khỏe là một cách hiểu chưa đúng, nhưng lại được truyền miệng bấy lâu nay trong dân gian.

Sử dụng thực phẩm hợp lý theo y học cổ truyền là phải có sự hài hòa giữa hàn và nhiệt, sử dụng thực phẩm phù hợp với cơ địa của từng người Thực phẩm có tính nóng phù hợp với những người có cơ địa hàn và ngược lại, thực phẩm có tính hàn phù hợp với người có cơ địa nhiệt. Thực phẩm có tính ôn phù hợp với tất cả mọi người.

Trong chế biến thức ăn, có thể điều hòa hàn – nhiệt giúp cân bằng theo 2 hướng chính sau:

– Phối hợp những thực phẩm mát với những thực phẩm nóng: Ví dụ kho cá (sống dưới nước có tính hàn) với thịt (sống trên cạn được cho là có tính nhiệt), ăn ốc ngao (tính hàn) thường có nước chấm gừng ớt (có tính nhiệt).

– Đối với một loại thực phẩm, nên tận dụng hết mọi phần ăn được. Ví dụ, rau thì dùng cả thân, lá, rễ, hoa (mướp dùng trái, hoa, lá non; khoai lang ăn cả củ lẫn lá…).

Tuy nhiên, mọi thứ đều mang tính chất tương đối nên tốt nhất vẫn là thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm. Cân bằng hàn – nhiệt đúng cách sẽ giúp tăng sức đề kháng và cơ thể khỏe mạnh.

Ở khía cạnh y học hiện đạị, không có khái niệm thực phẩm hay món ăn nóng cũng như bệnh lý “nóng trong người”, nên bạn không cần phải kiêng khem lo sợ để bó buộc khẩu vị của mình.

Điều quan trọng là phải thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ thực phẩm ở 4 nhóm như trên, ăn đa dạng các loại thực phẩm. Song song đó, chế độ ăn nên tăng cường thêm rau xanh, trái cây tươi, đầy đủ nước.

Đây được coi là chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh cũng như giúp cơ thể không gặp phải các triệu chứng thường được xem như là “nóng trong” với ợ nóng, nổi mụn, nhiệt miệng hay cáu gắt…

Theo các chuyên gia, nếu gặp phải các triệu chứng trên bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc. Tốt nhất là nên ghi chép lại triệu chứng, kèm các yếu tố trên và đến gặp bác sỹ để được tư vấn phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *