Phòng ngừa cúm gia cầm lây lan trên người

Sự lây lan gần đây của bệnh cúm gia cầm ở các loài động vật có vú đang làm dấy lên lo ngại rằng loại virus này có thể là mối đe dọa lây nhiễm tiếp theo đối với con người sau Covid-19.

phong ngua cum gia cam lay lan tren nguoi a26 7146110

Chủng cúm A/H5N1 đang tiến hóa và trở thành đại dịch động vật toàn cầu.

Nguy cơ bùng phát cao ở nhiều nơi

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ khi một chủng cúm mới được phát hiện vào năm 2020, dịch cúm gia cầm H5N1 đã lây lan nhanh và ảnh hưởng đến những loài chim hoang dã ở tất cả các bang của Mỹ, cũng như ở các trại chăn nuôi gia cầm thương mại và đàn gia cầm nuôi tại nhà.

Tuy nhiên, gần đây đã phát hiện các trường hợp nhiễm virus này ở động vật có vú, cụ thể là trong các đàn gia súc tại 4 bang. Ngày 1/4/2024, các quan chức y tế liên bang Mỹ đã ghi nhận một người nuôi bò sữa ở bang Texas nhiễm virus H5N1.

Cũng theo WHO, khoảng 52% số ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 kể từ năm 2003 đã t.ử v.ong. Trong khi đó, tỷ lệ t.ử v.ong ở số người nhiễm Covid-19 hiện chỉ là 0,1%, dù tại thời điểm bùng phát đại dịch, tỷ lệ t.ử v.ong là khoảng 20%.

Tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật cũng diễn biến phức tạp trên thế giới từ cuối năm 2023 đến nay, không chỉ ghi nhận nhiều đợt dịch bùng phát trên gia cầm ở tất cả các khu vực mà còn ghi nhận sự lây truyền cho các loài động vật có vú ngày càng gia tăng.

Theo nhiều chuyên gia, bản thân cúm gia cầm đã là một đại dịch của động vật. Cúm gia cầm là loại bệnh chủ yếu ở các loài chim, bùng phát vào thời điểm mùa thu và giảm dần vào mùa xuân và hạ. Bệnh này xuất hiện đầu tiên ở vịt tại châu Âu và châu Á từ thế kỷ trước, sau đó lây sang chim.

Chủng được quan tâm hàng đầu hiện nay là H5N1, được báo cáo lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1996. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và WOAH, trong 2 tháng đầu năm 2024 đã có gần 1.300 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ngày 18/4, WHO đã phát đi cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ t.ử v.ong cao bất thường. Theo đó, nhà khoa học trưởng của WHO Jeremy Farrar đ.ánh giá đây là mối quan ngại lớn. Đợt bùng phát dịch cúm gia cầm hiện nay bắt đầu từ năm 2020 và đã gây thiệt hại hàng triệu con gia cầm, chưa kể các loài chim hoang dã và những động vật có vú khác.

Theo ông Farrar, chủng cúm A/H5N1 đang trở thành đại dịch động vật toàn cầu. Đây là mối lo ngại lớn vì sau khi lây lan trong gia cầm rồi lan sang động vật có vú thì đến nay, virus này đang tiến hóa và phát triển khả năng để lây cho con người và dần dần có thể là lây từ người sang người. Ông Farrar cũng cho rằng, dù hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy H5N1 lây lan giữa người với người nhưng hàng trăm ca mắc ở người do tiếp xúc với động vật đã được phát hiện, với tỷ lệ t.ử v.ong cao bất thường.

Khả năng dễ lây lan sang người

Thời gian qua, nhiều nước tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng virus cúm A như H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3… Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người bao gồm H5N1, H9N2.

Sau hơn 8 năm không ghi nhận ca mắc cúm gia cầm trên người, từ năm 2022 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 ca mắc mới, trong đó có 1 ca t.ử v.ong vào ngày 23/3/2024. Tiếp đó, vào ngày 6/4/2024, ghi nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên từ trước đến nay.

Các chuyên gia y tế cho biết, đến nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp virus cúm gia cầm lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, những virus này tiếp tục phát triển trên toàn cầu và với việc các loài chim hoang dã di cư, có thể xuất hiện các chủng virus mới mang các đột biến tiềm tàng, gây hại cho động vật có vú.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu – khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, virus gây H5N1 là một chủng cúm A có độc lực cao, có đến 50% người mắc diễn tiến nặng và t.ử v.ong. Về triệu chứng nhiễm cúm gia cầm, bác sĩ Thiệu cho biết chúng cũng gần giống như nhiễm siêu vi khác, gồm: sốt cao, ho, đau họng, đau cơ, đau khớp, đặc biệt bệnh nhân bị khó thở và diễn biến xấu rất nhanh sau đó.

Theo các chuyên gia, con đường lây nhiễm dễ nhất của cúm gia cầm sang người đó là tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc chất thải của gia cầm nhiễm bệnh. Ngoài ra, thói quen ăn tiết canh hoặc sử dụng trứng sống cũng làm tăng nguy cơ nhiễm cúm gia cầm. Bên cạnh đó, virus cũng có thể lây truyền qua dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, hiện bệnh cúm gia cầm trên người chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, để chủ động phòng, chống bệnh, người dân cần thay đổi thói quen tiêu dùng, không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, không g.iết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, g.iết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim…

Để phân biệt cúm A với cúm A/H5N1, mọi người cần lưu ý, cúm mùa là lây từ người sang người; còn cúm A/H5N1 lây từ chim hoang dã hoặc gia cầm sang người, chưa phát hiện lây từ người sang người. Các dấu hiệu sớm của bệnh cúm thường bắt đầu trong vòng 2-5 ngày, kể từ ngày bị n.hiễm t.rùng như sốt cao đột ngột (trên 38 độ C), đau ngực, khó thở, mệt mỏi, cảm thấy rét run, choáng váng đầu óc; đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm…

Còn cúm gia cầm ở người có thể gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp từ nhẹ như sốt và ho, nặng như viêm phổi nghiêm trọng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở), sốc và thậm chí t.ử v.ong. Riêng cúm A/H5N1 là chủng có độc lực cao, người nhiễm thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ t.ử v.ong lên tới 50-60%. Do đó, khi có dấu hiệu sốt, bị viêm nhiễm đường hô hấp khi có lịch sử tiếp xúc với gia cầm thì không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh cúm gia cầm trên người chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh, do đó để chủ động phòng, chống bệnh, người dân tuyệt đối không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc…

Mẹo ăn thịt gà thời điểm bùng nổ dịch cúm gia cầm

Cúm gia cầm là một bệnh nhiễm virus chủ yếu ảnh hưởng đến chim, gà,…, nhưng cũng đã có báo cáo về các trường hợp mắc bệnh ở người.

meo an thit ga thoi diem bung no dich cum gia cam 347 7145337

Nấu chín toàn bộ thịt gà và các sản phẩm từ nó (bao gồm cả trứng) trước khi ăn. (Ảnh: ITN)

Vậy có nên ăn thịt gà khi dịch cúm gia cầm đang hoành hành?

Cúm gia cầm hay H5N1 có khả năng lây lan khi một người tiếp xúc gần gũi với một con chim hoặc gà bị nhiễm bệnh. Vì vậy, tốt nhất không nên chạm vào gia cầm bị nhiễm bệnh (còn sống hoặc đã c.hết) hoặc tiếp xúc với phân của chúng.

Giữa lúc dịch cúm gia cầm bùng phát, người dân cũng bắt đầu nghi ngờ về độ an toàn của việc ăn thịt gà và trứng.

Hiểu hơn về cúm gia cầm

Cúm gia cầm là do virus cúm A xuất hiện tự nhiên ở các loài chim hoang dã. Những virus này có thể lây lan sang gia cầm nuôi trong nhà như gà và vịt, qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc qua các bề mặt bị ô nhiễm như chuồng hoặc thiết bị.

Con người cũng có thể nhiễm cúm gia cầm do tiếp xúc gần gũi với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.

Các triệu chứng cúm gia cầm ở người

meo an thit ga thoi diem bung no dich cum gia cam 2ad 7145337

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, trong hầu hết các trường hợp ở người, virus cúm gia cầm A(H5N1) và A(H5N6) độc lực cao và virus cúm gia cầm A (H7N9) đều là nguyên nhân. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh cúm gia cầm ở người:

– Sốt

– Ho

– Đau họng

– Đau cơ

– Mệt mỏi

– Khó thở

Trong trường hợp nghiêm trọng, cúm còn có thể dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, suy nội tạng và t.ử v.ong.

Căn bệnh này được báo cáo lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2003, là nguyên nhân gây ra các đợt bùng phát và t.ử v.ong ở người ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có ít nhất 356 trường hợp t.ử v.ong do cúm gia cầm.

Ăn thịt gà khi dịch cúm gia cầm bùng phát

Theo giới chuyên gia, nhìn chung việc ăn thịt gà nấu chín đúng cách là an toàn trong thời gian bùng phát dịch cúm gia cầm. Theo CDC, khi bạn nấu thịt gà và trứng, hãy đảm bảo nhiệt độ bên trong là 165 độ F, vì môi trường này có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn và vi rút, bao gồm cả vi rút cúm gia cầm.

Nhưng bạn nên tách thịt gà sống ra khỏi thực phẩm đã nấu chín và những thực phẩm mà bạn sẽ không dùng để nấu nướng.

Nấu chín toàn bộ thịt gà và các sản phẩm từ nó (bao gồm cả trứng) trước khi ăn. Đảm bảo bảo quản thịt gà sống trong hộp hoặc túi riêng để tránh nước hoặc chất lỏng nhỏ giọt vào các thực phẩm khác.

Bạn cũng nên thực hành vệ sinh tốt để tránh lây nhiễm chéo với các thực phẩm khác, bao gồm rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi xử lý thịt gà sống, làm sạch các bề mặt cũng như dụng cụ tiếp xúc với thịt gà sống.

Mẹo an toàn khi ăn trứng

Sự an toàn của việc ăn trứng trong đợt bùng phát dịch cúm gia cầm cũng phụ thuộc vào cách bạn xử lý và nấu chúng.

Nấu trứng cho đến khi cả lòng đỏ và lòng trắng đều cứng lại sẽ đảm bảo loại bỏ mọi khả năng nhiễm virus cúm gia cầm.

Tránh ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín, kể cả những quả có lòng đỏ chảy nước, vì chúng có thể chứa vi khuẩn hoặc vi rút có hại.

Cách nấu trứng, thịt gà an toàn khi bị cúm gia cầm

meo an thit ga thoi diem bung no dich cum gia cam 100 7145337

Nấu trứng cho đến khi cả lòng đỏ và lòng trắng đều cứng lại sẽ đảm bảo loại bỏ mọi khả năng nhiễm virus cúm gia cầm. (Ảnh: ITN)

Nếu bạn đang tìm kiếm những cách đơn giản và an toàn để nấu trứng và thịt gà trong bối cảnh lo ngại về bệnh cúm gia cầm, hãy tham khảo 2 công thức nấu ăn dưới đây:

Trứng tráng rau củ

Thành phần :

3 quả trứng

– 1/4 chén ớt chuông thái hạt lựu

– 1/4 chén hành tây thái hạt lựu

– 1/4 chén rau bina xắt nhỏ

– Muối và hạt tiêu cho vừa ăn

– 1 thìa canh dầu ô liu

Phương pháp :

Trong một cái bát, đ.ánh trứng cùng với muối và hạt tiêu cho đến khi hòa quyện rồi đặt sang một bên.

Đun nóng dầu ô liu trong chảo chống dính trên lửa vừa, thêm ớt chuông và hành tây thái hạt lựu vào xào cho đến khi mềm.

Thêm rau bina cắt nhỏ vào chảo và nấu thêm 1 hoặc 2 phút nữa.

Đổ trứng đã đ.ánh bông lên các loại rau xào trong chảo rồi để trứng đông lại trong vài giây.

Dùng thìa nhẹ nhàng nhấc các cạnh của món trứng tráng lên và nghiêng chảo để trứng chưa chín chảy xuống đáy.

Tiếp tục đun trong 1 đến 2 phút cho đến khi đáy chín và phía trên hơi chảy nước.

Dùng thìa gấp đôi món trứng tráng. Đun thêm 1 hoặc 2 phút nữa cho đến khi trứng chín hẳn và trứng tráng có màu vàng nâu ở bên ngoài.

Xếp món trứng tráng rau củ lên đĩa. Hãy thưởng thức nó khi còn nóng với cơm hoặc bánh mì nướng.

Gà nướng lá chanh

Thành phần :

4 miếng ức gà không xương, không da

– 2 thìa canh dầu ô liu

– 2 tép tỏi, băm nhỏ

– 1 quả chanh, vỏ và nước ép

– 1 thìa cà phê húng tây khô

– 1 thìa cà phê hương thảo khô

– Muối và hạt tiêu cho vừa ăn

– Rau mùi tây tươi, xắt nhỏ

Phương pháp :

Trong một cái bát, trộn dầu ô liu, tỏi băm, vỏ chanh, nước cốt chanh, húng tây khô, hương thảo khô, muối và hạt tiêu.

Đổ nước xốt lên ức gà và đảm bảo tất cả các miếng đều được phủ đều. Ướp trong tủ lạnh ít nhất 30 phút.

Làm nóng lò nướng của bạn ở nhiệt độ 400 độ F hoặc 200 độ C.

Đặt ức gà đã ướp lên khay nướng.

Nướng trong lò làm nóng trước từ 20 đến 25 phút hoặc cho đến khi gà chín hoàn toàn và đạt nhiệt độ bên trong là 165 độ F hoặc 75 độ C, đảm bảo an toàn khi tiêu thụ trong thời kỳ cúm gia cầm.

Lấy gà ra khỏi lò và trang trí với rau mùi tây trước khi dùng.

Bạn có thể dùng món này với cơm hoặc salad.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *