Thời tiết nắng nóng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Dưới đây là một số thực phẩm cần bổ sung giúp trái tim khỏe mạnh hơn.
Dưa hấu còn chứa rất nhiều lycopen, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư.
Sữa chua đã được chứng minh là giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim trên nhiều đối tượng.
Cà chua là một trong những loại thực phẩm tốt cho tim mạch huyết áp do có chứa vitamin C và lycopen.
Bơ có nhiều vitamin C, chất xơ và carotenoid, có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
Dâu giúp tăng cholesterol tốt ( HDL) và giảm cholesterol xấu ( LDL) rất tốt cho tim mạch.
Cải xoăn chứa ít calo, nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin K, A và C cũng như folate, mangan, canxi và chất xơ rất cần cho tim của bạn.
Một trong 10 thực phẩm tốt cho tim mạch thì không thể thiếu đậu.
Quả óc chó còn giúp thúc đẩy các hoạt động của tim nhờ có axit béo omega-3 và các chất oxy hóa.
Một trong những món ăn tốt cho tim mạch mà bạn không nên bỏ qua đó chính là cá hồi.
Hạnh nhân là một loại thực phẩm tốt cho tim mạch do có chứa vitamin E, chất xơ và protein.
Trong đậu đen có chứa nhiều folate, magie và chất chống oxy hóa, giúp giảm mức huyết áp cao – yếu tố hàng đầu kích hoạt các vấn đề về tim mạch.
Rượu vang đỏ là một thực phẩm tốt cho tim mạch vì chúng có chứa 2 chất chống oxy hóa mạnh.
Dầu ô liu là một chất béo lành mạnh, rất giàu chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch.
Bạn nên ăn khoai lang mỗi ngày nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa bệnh huyết áp.
Cam có chứa chất xơ pectin, có tác dụng chống cholesterol xấu và tăng cường lượng cholesterol tốt trong cơ thể.
Lượng chất xơ trong lúa mạch có thể giúp bạn giảm đáng kể mức cholesterol và lượng đường trong m.áu.
Khi thiên thần và ác quỷ cùng ngự trị trong chai rượu vang
Các chất oxi hóa có trong rượu vang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đáng tiếc, những chất phụ gia trong quá trình sản xuất rượu vang công nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy hại.
Rượu vang là thứ đồ uống yêu thích của nhiều người. Ảnh: KRV.
Nếu bạn cảm thấy bia đã có nhiều chất phụ gia lắm rồi, thì điều đó chẳng là gì so với những thứ bạn sẽ tìm thấy ở rượu vang. Tôi vẫn luôn xem rượu vang như một sản phẩm tự nhiên bởi nó được lên men từ nho. Thật buồn thay, sự thật không hoàn toàn đơn giản như thế.
Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi đã tìm đến trang web của Văn phòng In ấn Chính phủ Mỹ, nơi liệt kê “các nguyên liệu được phép dùng để xử lý rượu vang và nước trái cây”. Có gần 50 thành phần trong danh sách, và theo ý kiến của tôi, nhiều thành phần trong đó gây nguy hại cho sức khỏe. Tôi đã tóm tắt một số “kẻ tình nghi” thường gặp bên dưới đây:
– Keo (gôm arabic): Chất phụ gia này được sử dụng để làm trong và ổn định rượu vang, nhưng nó cũng liên quan đến hen suyễn và phát ban từ mức nhẹ đến nặng.
– Acetaldehyde, được sử dụng để ổn định màu sắc của rượu vang và nước trái cây. Acetaldehyde có thể gây ra đau đầu nghiêm trọng ở một số người.
– Aluminosilicate (thủy hợp) như bentonit (đất sét Wyoming) và cao lanh. Cả hai đều là khoáng chất tự nhiên tìm thấy trong vỏ Trái Đất, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng ở phổi và mắt.
– Các phụ phẩm từ động vật như bột lòng trắng trứng, chế phẩm từ sữa, gelatin thịt bò và thạch lấy từ cá tầm (bong bóng cá). Các chất phụ gia này khiến rượu vang không còn là một lựa chọn phù hợp với những ai ăn chay và thuần chay.
– Kim loại nặng, chủ yếu bao gồm vanadi, đồng và mangan. Mangan có thể tích tụ trong não và gây ra bệnh Parkinson. Cũng xin đừng quên rằng kim loại nặng là một trong số “15 Kẻ gây bệnh”.
– Các mảnh vụn hoặc mùn gỗ sồi chưa qua xử lý nhiệt hay gia công. Những chất này làm tăng nồng độ tannin trong rượu vang, mà rất nhiều người vốn đã bị nhạy cảm với tannin.
– Thuốc trừ sâu trên những trái nho. Là một trong “15 Kẻ gây bệnh” tôi đã đề cập, thuốc trừ sâu có liên quan tới nhiều căn bệnh, bao gồm cả ung thư. Tôi đã sốc khi biết người trồng nho làm rượu khi phun hóa chất trừ sâu phải mặc quần áo và thiết bị thở kiểu hazmat để bảo vệ bản thân!
– Polyvinylpolypyrrolidone (PVPP), một hóa chất dùng để lọc rượu. Chất này làm giảm nồng độ quercetin, một chất phytochemical chống lại bệnh tật trong rượu vang.
– Đường. Trong quá trình chaptal hóa, đường mía được thêm vào nước nho để tăng nồng độ cồn trong rượu thành phẩm. Loại đường được thêm vào này chắc chắn là một kẻ gây rối, bởi nó ảnh hưởng tiêu cực đến lượng glucose và mỡ m.áu của cơ thể bạn.
Xin hãy lưu ý rằng: Thêm đường mía là hành động bất hợp pháp ở California, Argentina, Úc, miền nam nước Pháp và Nam Phi. Vậy nên ở những nơi này, các nhà sản xuất sử dụng nước nho cô đặc giàu đường để đem đến kết quả mô phỏng tương đương.
– Sulfite: Hóa chất này gây nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn, vì nó tạo ra những cơn hen; theo Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Công cộng tại Mỹ, những đợt hen suyễn như vậy đã gây ra khoảng mười đến hai mươi ca t.ử v.ong trong vòng ba năm qua.
– Lưu huỳnh dioxit: Loại khí này gây đau đầu, đau nửa đầu, hen suyễn, bệnh chàm và các vấn đề về da khác.
– Tribromophenol: Đây là loại hóa chất ẩn trong các thùng rượu gỗ, giá gỗ để rượu và các thùng gỗ vận chuyển nho. Về cơ bản, nó là một chất chống cháy và cũng rất độc. Bạn chỉ cần cho một lượng nhỏ vào một bể cá lớn thôi cũng đủ g.iết c.hết số cá trong bể.
– Nấm men (biến đổi gen): Chúng tôi biết thông tin này từ một nghiên cứu lớn đang được tiến hành: các sản phẩm GMO có thể độc hại, dễ gây dị ứng và kém bổ dưỡng hơn nhiều so với sản phẩm tự nhiên cùng loại.
Bây giờ chúng ta sẽ nói về rượu mạnh, cụ thể là rượu vodka, whisky, gin, Scotch, tequila và những dòng rượu mùi [1] khác. Nếu bạn nghĩ rượu vang và bia đã có nhiều chất phụ gia lắm rồi, hãy cầm ly martini của bạn cho chắc nhé: Rượu mạnh còn nhiều hóa chất hơn.
Trên một trang web chính thức liệt kê mọi thành phần của rượu (www.ttb.gov), tôi đếm được tới hơn 60 chất phụ gia, cộng thêm một số phẩm màu đáng ngờ khác.
Khi đề cập tới rượu mạnh, phải đặc biệt cẩn thận với GMO. Chẳng hạn, bạn có biết rượu whisky của hãng Jack Daniel và rượu vodka của hãng Smirnoff có thành phần chủ yếu là ngô không?
Trong danh sách dưới đây, tôi đã liệt kê các hóa chất độc hại nhất mà có lẽ bạn sẽ tìm thấy trong những chai rượu yêu thích của mình:
– Axit benzoic/natri benzoat: Các chất phụ gia này cản trở quá trình phát triển của vi sinh vật trong thực phẩm có tính axit. Với những người nhạy cảm, các chất này có thể gây phát ban, hen suyễn hoặc các phản ứng dị ứng khác.
Skinnygirl Margarita là một trong những sản phẩm chứa loại phụ gia này, song vẫn được bán trên thị trường như một loại cocktail ít calo và được thiết kế để thu hút những ai đang ăn kiêng nhưng muốn uống rượu.
– BHA: Tôi đã đề cập đến chất bảo quản thực phẩm này rất nhiều lần trong cuốn sách; chất này rất độc và có thể gây ung thư.
– BHT: Đây là một chất bảo quản khác tôi cũng thường xuyên phản ánh. Nó có thể tích tụ mô mỡ và đã được chứng minh là gây ung thư cho động vật trong thí nghiệm.
– Dầu thực vật brom hóa (BVO): Ở đây, chúng ta lại tiếp tục nhắc đến BVO, một chất hóa học giữ cho dầu trong thực phẩm ở dạng huyền phù. Tiêu thụ BVO sẽ để lại dư lượng chất béo trong cơ thể, não, gan và các cơ quan nội tạng khác.
– Caffeine: Như đã đề cập, caffeine là chất gây nghiện. Ngay cả FDA cũng cảnh báo về tính nguy hiểm khi thêm caffein vào đồ uống có cồn, có thể khiến người uống say rượu hơn họ nghĩ. Một vài loại vodka có thể bị bỏ thêm caffeine. Nhiều thức uống hỗn hợp khác, chẳng hạn như rượu rum pha Coke, cũng có thể đưa một lượng caffein vào cơ thể bạn (từ nước ngọt có ga).
– Propylene glycol: Chất lỏng trong suốt, không màu này thường được sử dụng trong chất chống đông và thực phẩm chế biến sẵn. Ở châu Âu, propylene glycol không được phép sử dụng trong thực phẩm vì có thể gây tổn thương nội tạng và gây hại cho hệ thần kinh trung ương sau khi tiếp xúc trong thời gian dài hoặc thường xuyên. Gần đây, Fireball Whisky đã bị tống khỏi các kệ hàng ở châu Âu vì lượng propylene glycol không phù hợp tiêu chuẩn.
– Sorbitol: Với lượng lớn, loại rượu đường này có tác dụng nhuận tràng, nghiêm trọng hơn có thể gây tiêu chảy.
– Sucrose và các loại đường tinh chế khác: Sử dụng quá nhiều chất làm ngọt này sẽ khiến lượng đường trong m.áu tăng cao và ảnh hưởng đến lượng triglyceride (chất béo) và cholesterol LDL (“xấu”) trong m.áu, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Malibu rum và Kahlúa không sử dụng siro ngô có hàm lượng fructose cao trong sản phẩm bán tại các quốc gia khác, nhưng với những sản phẩm bán ở Hoa Kỳ thì lại có, đó là loại đường tệ nhất, thuộc danh sách “15 Kẻ gây bệnh” của tôi.
Bạn đã bao giờ tự hỏi thứ gì khiến rượu Bailey’s Irish Cream có màu nâu đẹp mắt, hay tại sao sắc xanh của rượu curaao lại là một màu xanh dương đậm sắc nhiệt đới? Tất cả là nhờ chất tạo màu. Dưới đây là danh sách màu thực phẩm đã được sử dụng trong các sản phẩm đồ uống và những tác dụng phụ có thể xảy ra:
– Chiết xuất annatto. Annatto được làm từ hạt của một loại cây bụi nhiệt đới, có thể gây phát ban ở những người mẫn cảm với thành phần này.
– Màu caramel: Những sản phẩm bị nghi ngờ có sử dụng màu caramel bao gồm rượu Whisky Mật ong của Jack Daniel’s Tennessee, Rượu Spiced Rum [2] của Captain Morgan, rượu Bailey’s Irish Cream và Kahlúa.
– Carmine (chiết xuất từ cây dừa cạn).
– FD&C Xanh #1.
– FD&C Xanh #2. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật đã đem đến một số bằng chứng cho thấy loại màu thực phẩm này gây ung thư não ở chuột đực, nhưng FDA lại khẳng định nó an toàn.
[1] Một loại thức uống pha chế có cồn, được pha trộn từ cồn tinh luyện với siro đường và các loại dịch chiết xuất từ rau quả, thảo mộc.[2] Loại rượu rum có thêm các gia vị hoặc thảo dược để tạo mùi đặc biệt.