Trẻ bị tay chân miệng, 3 dấu hiệu trẻ cần nhập viện ngay

Theo Sở Y tế Hà Nội, ngày 12-19/4, thành phố ghi nhận 6 ổ dịch tay chân miệng, cụ thể, tại Thanh Oai 3 ca, Ba Vì 1 ca, Phúc Thọ 1 ca và Hoàng Mai 1 ca.

Thời kì cao điểm của dịch tay chân miệng

Sở Y tế Hà Nội cũng thông tin, các ca mắc tay chân miệng trên địa bàn phân bổ tại 26 quận, huyện, thị xã. Đặc biệt, một số đơn vị có nhiều ca mắc trong tuần như Ba Vì 20 ca, Sóc Sơn 17 ca, Thanh Oai 17 ca, Hà Đông 15 ca, Mê Linh 14 ca, Hoàng Mai 14 ca, Chương Mỹ 12 ca, Thanh Trì 12 ca.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch với 770 ca mắc, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2023. Hiện, có 8 ổ dịch đang hoạt động tại Ba Vì 3 ca, Thanh Oai 3 ca, Phúc Thọ 1 ca, và Hoàng Mai 1 ca.

tre bi tay chan mieng 3 dau hieu tre can nhap vien ngay fd7 7146904

Hà Nội ghi nhận 6 ổ dịch tay chân miệng chỉ trong 1 tuần (Ảnh minh họa: Trần Huyền).

Sở Y tế Hà Nội nhận định, tháng 4 và 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng. Do vậy, trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc và ổ dịch.

Sở Y tế Hà Nội thông tin thêm, trong tuần qua Thành phố ghi nhận ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca mắc nào.

Theo đó, bệnh nhân mắc sởi là một b.é g.ái 10 t.uổi, trú tại huyện Chương Mỹ, đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng sởi.

Bệnh nhi khởi phát bệnh ngày 27/3. Đến ngày 12/4, xét nghiệm ELISA IgM sởi và rubella của bệnh nhi cho kết quả dương tính.

3 dấu hiệu trẻ cần nhập viện ngay

Các bác sĩ khuyến cáo, với những bệnh nhiễm virus cấp tính như tay chân miệng, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, bàn chân, bàn tay, mông, gối hoặc những dấu hiệu như sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run, yếu chi.

Khi trẻ có những biểu hiện trên cần đưa đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể dẫn đến các di chứng thần kinh, tim mạch, thậm chí t.ử v.ong.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh mức độ nhẹ, được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.

Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý 3 dấu hiệu trẻ cần nhập viện, tránh bệnh trở nặng. Đầu tiên là trẻ sốt cao không đáp ứng điều trị. Trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48 tiếng đồng hồ và thuốc hạ nhiệt paracetamol không có tác dụng. Dấu hiệu thứ hai là trẻ giật mình nhiều. Thứ ba là trẻ quấy khóc dai dẳng.

Khi thấy trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước.

Các nốt phỏng nước này xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

Hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bệnh diễn biến nhanh, chỉ nửa ngày đã chuyển sang cấp độ nặng hơn, làm tăng nguy cơ suy hô hấp và biến chứng. Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ mắc bệnh.

Hầu hết những trẻ mắc tay chân miệng độ nhẹ đều được bác sĩ cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà theo những nguyên tắc cách ly đúng cách giữa trẻ bệnh trẻ lành để hạn chế sự lây nhiễm.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ bệnh giúp trẻ mau lành bệnh; tạo môi trường sống trong lành và an toàn giúp trẻ khỏe mạnh hơn; sử dụng thuốc điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Dịch tay chân miệng ‘trở lại’: Tăng cường nhận biết dấu hiệu

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước liên tục ghi nhận các ca mắc tay chân miệng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần tăng cường nhận biết các dấu hiệu của bệnh để có thể phòng tránh.

Thời tiết “có lợi” cho dịch bùng phát

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, trong tuần qua (từ ngày 23/2 đến 1/3), trên địa bàn thành phố ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 19 trường hợp so với tuần trước đó.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân tay chân miệng, như quận Nam Từ Liêm (12 ca), quận Hà Đông (5 ca)…

Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố có 125 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023).

dich tay chan mieng tro lai tang cuong nhan biet dau hieu 981 7112080

Ảnh minh họa.

Đồng thời, tuần qua cũng ghi nhận 1 ổ dịch tay chân miệng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) với 13 ca mắc. Cộng dồn năm 2024, đã có 2 ổ dịch trên địa bàn thành phố. Hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động.

Theo đ.ánh giá của CDC Hà Nội, thời tiết mùa đông – xuân như hiện nay là giai đoạn thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, tay chân miệng, ho gà…

Thời gian qua, Hà Nội đã xuất hiện một số ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học, chủ yếu ở trẻ lứa t.uổi mầm non, tiểu học. Dự báo, thời gian tới có thể ghi nhận thêm ca bệnh, ổ dịch.

CDC Hà Nội cũng đề nghị, các đơn vị trong ngành tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu…, đặc biệt là tại các trạm y tế, các trường mầm non, tiểu học.

Tổ chức các hoạt động xử lý ổ dịch, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường học có nhiều bệnh nhân, ổ dịch. Đồng thời, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để các ổ dịch bùng phát rộng.

CDC T.iền Giang cũng thông tin, trong tuần thứ 8 ghi nhận 25 ca mắc tay chân miệng, tăng 4,2% so với tuần trước; so với tuần cùng kỳ năm 2023 tăng 108%. Số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay là 279 ca, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 119,7%; không có ca t.ử v.ong; xử lý 3 ổ dịch.

Dấu hiệu nào nhận biết?

Theo các chuyên gia y tế, virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.

Những con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng có thể kể đến như: Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh; Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện; Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh; Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh; Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.

Khi bị bệnh, trẻ có các triệu chứng như: Biếng ăn, sốt nhẹ, đau họng, thường xuyên quấy khóc, biểu hiện mệt mỏi và có thể bị tiêu chảy.

Nếu nặng hơn, trẻ bị sốt cao, loét miệng, xuất hiện những nốt phát ban dạng phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông. Nếu trẻ bị sốt cao mà không điều trị kịp thời rất dễ bị biến chứng nguy hiểm như: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, viêm não dẫn đến t.ử v.ong.

Dưới đây là những khuyến cáo đến người dân để chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng:

1. Vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và t.rẻ e.m), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Vệ sinh ăn uống:

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

5. Theo dõi phát hiện sớm

T.rẻ e.m phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 t.uổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do vi rút Enterovirus (EV71) và vi rút Coxsackievirus A16 gây ra, thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi. Mùa xuân thường có nhiều ngày thời tiết nồm ẩm ướt xảy ra, là điều kiện thuận lợi để 2 loại vi rút gây bệnh trên phát triển.

Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa nên bố mẹ cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cho trẻ nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *