Theo Đông y, chứng mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây nên. Khi các cơ quan trong cơ thể suy yếu, hư tổn, mất cân bằng… đều có thể dẫn tới mất ngủ.
Để điều trị chứng mất ngủ một cách có hiệu quả, có thể căn cứ vào những triệu chứng (biểu hiện) cụ thể để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
1. Do tạng tâm và tạng tỳ bị hư tổn mà dẫn tới
– Nguyên nhân: Làm việc quá sức, mệt mỏi hoặc lo lắng, suy nghĩ … Biểu hiện mất ngủ hoặc hay ngủ mê, dễ tỉnh giấc; kèm theo một số triệu chứng như sắc mặt sạm, tinh thần uể oải, hay quên, tim đ.ập dồn loạn nhịp từng cơn, ăn uống không ngon miệng, đau nhức cơ bắp, chất lưỡi nhợt, mạch nhỏ yếu.
Căng thẳng, mệt mỏi khiến cho tạng tâm và tạng tỳ bị hư tổn gây ra mất ngủ.
– Chủ trị: Bổ tỳ, dưỡng Tâm.
– Bài thuốc sắc: Bá tử nhân ( sao) 8g, hoài sơn (củ mài, sao vàng) 12g, hạt sen (để cả tâm, sao vàng) 12g, long nhãn 10g, non 12g, lá vông 12g, (sao đen) 8g; sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 7-10 ngày là 1 liệu trình; nghỉ 5 ngày, rồi lại dùng tiếp liệu trình khác.
2. Do thận âm hư tổn, tâm hỏa thịnh gây ra mất ngủ
– Nguyên nhân: Cơ thể mất cân bằng âm dương, biểu hiện khó ngủ, hay ngủ mê, kèm theo các triệu chứng như dễ cáu giận, buồn bực vô cớ, đầu nặng, hoa mắt, lưng gối đau mỏi, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô họng khát, chất lưỡi đỏ, mạch nhỏ nhanh.
– Chủ trị: Giáng hỏa, thanh tâm.
– Bài thuốc sắc: Đậu đen 24g, vừng đen 24g, bánh tẻ 12g, lá dâu non 12g, lạc tiên (dây và lá) 12g, thảo quyết minh (hạt muồng, sao cháy đen); sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 10 ngày là 1 liệu trình; nghỉ 5 ngày, rồi lại dùng tiếp liệu trình khác.
Thảo quyết minh giáng hỏa, thanh tâm chữa đau đầu, mất ngủ.
3. Do chức năng của tỳ vị (hệ tiêu hóa) suy giảm sinh ra mất ngủ
– Nguyên nhân: Các chất cặn bã ứ đọng lại (đàm tích) lâu ngày hóa thành Hỏa, gây nhiễu động thanh khiếu mà gây nên mất ngủ. Biểu hiện mất ngủ hoặc khó ngủ, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc, đầu nặng, mắt hoa, vùng thượng vị khó chịu, đau tức hai bên sườn, miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt nhanh.
– Chủ trị: Thanh nhiệt hóa đàm.
– Bài thuốc sắc: (để cả tâm) 24g, táo nhân (sao đen) 10g, trần bì 8g, hương phụ (củ gấu) 12g, la bạc tử (hạt củ cải) 12g, chi tử 8g, hạn liên thảo 12g, cam thảo 6g; sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 7-10 ngày là 1 liệu trình; nghỉ 5 ngày, rồi lại dùng tiếp liệu trình khác.
Có nên uống melatonin hàng ngày để trị mất ngủ?
Melatonin là một chất bổ sung được nhiều người lựa chọn sử dụng khi mất ngủ. Tuy nhiên, có nên uống melatonin mỗi ngày?
1. Khi nào cần bổ sung melatonin trị mất ngủ?
Một số người có lượng melatonin thấp gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây nên tình trạng mất ngủ, do đó đã sử dụng chất bổ sung melatonin để có giấc ngủ ngon hơn. Melatonin là một loại hormon mà cơ thể tạo ra ở tuyến tùng, ngay phía trên trung tâm não.
Melatonin được biết đến với vai trò điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của cơ thể. Trung bình, cơ thể tạo ra từ 0,1 đến 0,9 miligam (mg) melatonin mỗi ngày.
Cơ thể sẽ giải phóng melatonin khi bên ngoài trời tối hơn, nhưng lượng melatonin giảm vào buổi sáng, báo hiệu đồng hồ bên trong cơ thể bạn rằng đã đến giờ thức dậy.
Thuốc bổ sung melatonin thường chứa liều lượng cao hơn lượng melatonin trong cơ thể.
Melatonin được biết đến với vai trò điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của cơ thể.
Melatonin giúp điều trị một số rối loạn giấc ngủ và tình trạng sức khỏe, như:
– Mất ngủ liên quan đến t.uổi tác hoặc nguyên phát.
– Rối loạn trì hoãn giấc ngủ.
– Say máy bay.
– Rối loạn thoái hóa thần kinh, như bệnh Alzheimer.
– Chấn thương sọ não sau chấn thương.
– Rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca.
– Một số rối loạn giấc ngủ ở t.rẻ e.m.
2. Tác dụng phụ và rủi ro
Thuốc khá an toàn nếu được sử dụng trong thời gian ngắn. Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ. Tác dụng phụ của chất bổ sung melatonin khác nhau tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chủng loại, liều lượng, tần suất sử dụng và tương tác với các loại thuốc đang dùng.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ của việc sử dụng melatonin ngắn hạn là: Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn…
Rủi ro: Melatonin có thể gây dị ứng cho một số trường hợp. Ngoài ra, việc sử dụng quá liều melatonin có thể gây ngộ độc, đặc biệt là thanh thiếu niên và t.rẻ e.m.
Việc uống melatonin quá nhiều có thể gây ngộ độc.
3. Có nên sử dụng melatonin mỗi ngày?
Mặc dù, melatonin khá an toàn khi dùng mỗi ngày. Nhưng khoảng thời gian phổ biến nhất để sử dụng melatonin hàng ngày tối đa là 3 tháng.
Để dùng an toàn nên thực hiện:
– Đọc kỹ nhãn để biết về các thành phần.
– Có thể dùng thuốc tối đa 2 giờ trước khi đi ngủ.
– Chất bổ sung melatonin có các dạng: Đường uống, dạng kem, nước súc miệng và gel. Nên lựa chọn loại phù hợp, loại tác dụng nhanh hoặc chậm.
Lưu ý, melatonin không phù hợp với tất cả mọi người. Không nên dùng melatonin khi: Đang mang thai hoặc đang cho con bú, bị trầm cảm, rối loạn c.hảy m.áu hoặc rối loạn co giật…. Với các bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp cần trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bổ sung melatonin.
Liều lượng an toàn và hiệu quả:
– T.rẻ e.m: 0,5 – 3mg.
– Thanh thiếu niên: 3 – 5mg.
– Người lớn: 1 – 5mg.
– Người lớn t.uổi: 1 – 6mg.
Tuy nhiên, nên sử dụng melatonin ở liều thấp hơn (1 – 3 mg mỗi đêm) để ngăn ngừa tác dụng phụ không mong muốn.
4. Lưu ý khi sử dụng
– Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
– Không được tự ý tăng liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Chất bổ sung melatonin có thể tương tác với nhiều loại thảo mộc, thuốc và các chất bổ sung khác: Tỏi, gừng, cây xô thơm, thuốc chống co giật, thuốc làm loãng m.áu, thuốc tránh thai, thuốc ức chế miễn dịch… Do đó trước khi sử dụng melatonin nên trao đổi với bác sĩ.
– Nếu sau khi dùng melatonin một hoặc hai tuần mà vẫn khó ngủ ngon hoặc gặp các triệu chứng khó chịu, buồn bã, chán nản… cần trao đổi với bác sĩ để có cách giải quyết hợp lý, hiệu quả hơn.