Xông hơi là hình thức giúp cơ thể được thư giãn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, phòng bệnh và chữa bệnh rất tốt nhưng chỉ thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được áp dụng đúng cách.
Bài Viết Liên Quan
- Gặp tình trạng khó nói này, coi chừng mắc bệnh tim c.hết người
- Giảm cân với máy chạy bộ có hiệu quả ra sao, bí quyết nào để giảm mỡ thành công?
- Ngủ trưa có tốt cho sức khỏe?
T.ử v.ong khi đi xông hơi và cách phòng tránh (Ảnh minh hoạ)
Ông V.H. đến xông hơi điều trị bệnh tại phòng khám ở huyện Nhà Bè (TP.HCM) thì bị bỏng nặng dẫn đến t.ử v.ong. Theo lời kể của con gái ông V. H., khoảng 10h ngày 29/11/2020, ông H. đến Phòng khám đông y Nguyễn Khoa tại số 33 đường số 2, Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè (TP.HCM), theo lịch hẹn của Giám đốc phòng khám.
Ông V. đã điều trị ở đây được khoảng 3 tháng, một tháng tới một lần theo lịch hẹn của bác sĩ chứ không cố định thời gian.
Tại đây, ông H. được đưa vào phòng xông hơi. Khoảng một giờ sau, phòng khám thông báo cho gia đình biết ông H. bị bỏng nặng nên đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Nhà Bè.
Do tình trạng của nạn nhân quá nặng nên bệnh viện này không cấp cứu được mà tiếp tục chuyển ông H. đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.
Đến 15h30 chiều cùng ngày, các bác sĩ thông báo cho gia đình ông H. rằng ông đã bị giãn đồng tử, không còn khả năng cứu chữa và khuyên gia đình đưa ông H. về lo hậu sự.
Xác nhận với báo chí, ông Nguyễn Khoa Vũ, Giám đốc Phòng khám đông y Nguyễn Khoa, cho biết có xảy ra vụ việc ông V.H. bị bỏng khi xông hơi tại cơ sở. Nạn nhân không qua khỏi khi đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ông Vũ cho biết, hôm xảy ra vụ việc vào ngày chủ nhật, phòng khám rất đông khách.
Sau khi được bắt mạch, ông H. lên phòng xông hơi điều trị. Khoảng 30 phút sau, một tiếng động lớn phát ra tại phòng xông hơi, nhân viên chạy lên và phát hiện nạn nhân nằm bất động trong phòng.
Khi đưa ra ngoài, người ông H. bị bỏng phần ngực, đùi và được cơ sở gọi taxi đưa đi Bệnh viện huyện Nhà Bè cấp cứu. Nạn nhân tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị và được bác sĩ cho về nhà vì không còn khả năng cứu chữa.
Trao đổi với phóng viên về tình trạng bỏng khi đi xông hơi, BS Nguyễn Thống, nguyên trưởng Khoa Bỏng BV Xanh Pôn cho biết, xông hơi là dùng nước (có thể nước thảo dược, nước lá…) làm ấm, nóng cơ thể.
“Những trường hợp bị bỏng khi đi xông hơi là do không kiểm soát được nhiệt độ của hơi nóng. Theo đó, có thể bị bỏng trực tiếp hơi nóng từ vòi hơi lên trên 44 độ C. Hoặc hơi nóng từ vòi ra quá nhiều lại ở trong buồng kín với thời gian dài nên nhiệt độ trong buồng xông lên quá cao (trên 44 độ C) lúc nào mà người xông không biết”, BS Thống thông tin.
Bỏng do xông hơi thường ở diện rộng, hay ở vùng mặt cổ nên BS Thống cho rằng cũng rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời nó rất dễ để lại di chứng, hình thành những sẹo rất xấu. Thậm chí không chỉ xông hơi mà nhiều trường hợp giác hơi cũng bị bỏng.
Ông cho biết mới đây, ông cũng điều trị cho một bệnh nhân bị bỏng do xông hơi. Người đàn ông đến viện với toàn bộ da mặt xưng phồng, rỉ nước… Hoặc một trường hợp người nước ngoài cũng bị phồng rộp toàn bộ phần lưng. Nguyên nhân là do vị khách Tây này bị bỏng khi đi giác hơi.
“Có thể t.ử v.ong do bỏng khi xông hơi. Nhưng trường hợp bệnh nhân 65 t.uổi ở TP Hồ Chí Minh, tôi không có đủ dữ liệu để kết luận có phải t.ử v.ong do bỏng khi xông hơi hay không?. Vì điều này còn phụ thuộc vào mức độ bỏng, vào bệnh lý nền trước đó của bệnh nhân có hay không và tiếng động trong phòng xông hơi mà mọi người nghe thấy là tiếng động phát ra từ đâu?”, BS Thống cho biết.
Đồng tình với nhận định này, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, Viện bỏng Quốc gia (Hà Nội) cũng cho rằng, đây là trường hợp bị bỏng trong phòng kín có thể do khí nóng hoặc hơi nóng gây nên. Do đó, bệnh nhân không chỉ bị bỏng ngoài da mà còn có thể bị cả bỏng hô hấp.
“Trong khi đó, tại phòng xông hơi cũng phát ra tiếng động nên không biết cụ thể như thế nào. Liệu có kết hợp giữa bệnh lý nền của bệnh nhân nữa hay không?”, TS Hoàng Thanh Tuấn nêu vấn đề.
Các chuyên gia khuyến cáo, xông hơi là hình thức giúp cơ thể được thư giãn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau một ngày dài làm việc vất vả, phòng bệnh và chữa bệnh rất tốt.
Theo đó, xông hơi khiến cơ thể ra nhiều mồ hồi đồng thời tác động đến âm huyết và dương khí. Nếu xông hơi quá lâu sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe như ngột ngạt, thiếu oxy, mệt mỏi, chóng mặt.
Các chuyên gia khuyên rằng thời gian tối đa để xông hơi mỗi lần là từ 10 – 15 phút, mỗi tuần từ 1 – 2 lần và chỉ nên tắm sau khi xông ít nhất 6 tiếng. Không xông hơi khi cơ thể đang yếu.
Người đã uống rượu bia đi xông hơi rất nguy hiểm, vì các mạch giãn căng có thế gây tụt huyết áp, phải đi cấp cứu. Người sốt cao lâu ngày, ăn uống kém, suy nhược, âm chất kém… không nên xông hơi.
Người có bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiểu năng động mạch vành tim, rối loạn nhịp tim, t.iền sử đã mắc đột quỵ não hoặc nhồi m.áu cơ tim…), người đang bị sốt cao hay đang mắc các bệnh da liễu, phụ nữ đang mang thai và đang hành kinh, người có thể chất quá suy nhược và già yếu, say rượu, ăn quá no hoặc đang quá đói…
Đặc biệt, người bị bệnh về tim mạch, da liễu không được vào phòng xông hơi. Người cơ thể mỏi mệt, vừa tập thể dục, vận động nhiều thì nên nghỉ ngơi, không nên vào phòng xông hơi ngay. Nếu đang mang thai, bị bệnh huyết áp, tim mạch và hen suyễn thì chớ xông hơi.
Để không bị bỏng, BS Nguyễn Thống khuyến cáo, người xông hơi phải kiểm soát được nhiệt độ và nghe ngóng sức khoẻ bản thân. Khi cảm thấy không thoải mái, hơi nước quá nóng cần phải nhanh chóng tìm cách thoát ra khỏi vùng nguy hiểm bằng cách gọi nhân viên phục vụ để được can thiệp kịp thời…
Bỏng lưng vì đắp thuốc trị thoát vị đĩa đệm
Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm nhưng do đau, sợ mổ nên họ tìm tới đắp t.huốc l.á dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bỏng lưng vì chữa thoát vị
Chị Nguyễn Thị D. 36 t.uổi, Thái Bình bị thoát vị đĩa đệm 4 năm nay. Sau lần đau lưng do bê cố vật nặng, chị D. được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Từ đó chị D. có điều trị bằng nhiều phương pháp tuy nhiên những cơn đau của bệnh nhân cứ kéo dài dai dẳng với các triệu chứng đau thắt lưng, tê bì chân phải từ hông đến tận ngón chân cái.
Gần đây tình trạng đau lưng ngày càng nặng kèm theo cảm giác tê bì chân. Chị D. đi khám bác sĩ cho biết đó là do biến chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Chị D. sợ phẫu thuật sẽ bị liệt.
Về nhà, chị nghe có người mách đắp t.huốc l.á trị thoát vị đĩa đệm nên đã tìm tới một ông lang để đắp. Kết quả, sau khi đắp lá 4 ngày, treo chân nằm ở giường để thuốc ngấm thì toàn bộ vùng lưng cột sống của chị D. bị bỏng nặng. Vết da bỏng đỏ, phồng rộp rát. Tuy nhiên, triệu chứng đau lưng giảm nên chị D. tin rằng mình đã đỡ thoát vị và chỉ bị đau ngoài da.
Mỗi lần đắp thuốc 4,5 ngày mất 1,5 triệu đồng t.iền t.huốc l.á.
Bệnh nhân bị bỏng do thoát vị đĩa đệm.
Anh Vũ Quốc H. 45 t.uổi, quê Hải Dương cũng bị đau lưng và khi đau thắt lưng lan xuống hai chân ở mặt sau đùi và mặt ngoài cẳng chân. Anh H. đi khám được bác sĩ cho biết thoát vị đĩa đệm. Về nhà, anh H. đã tự uống t.huốc l.á và ấn huyệt nhưng không đỡ và khi đắp lá dọc cột sống được 1 tuần thì thấy bỏng toàn bộ da, đi lại vẫn khó khăn phải chống gậy, lưng thì gù xuống.
Khi đến bệnh viện, bác sĩ đã cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm L4 L5 chèn ép hai bên rễ thần kinh và hẹp ống sống. Bệnh nhân đã được mổ lấy đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh VI, phẫu qua đường mở cửa sổ xương hai bên và nẹp vít cột sống. Sau một tháng, khi quay lại tái khám, bệnh nhân đã đi lại bình thường, vận động tốt, có thể quay trở lại công việc bình thường.
Đừng chờ ngồi xe lăn mới vào viện
Theo PGS.TS Nguyễn Lê Bảo Tiến – Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm biến chứng nặng, giai đoạn muộn mới vào điều trị.
PGS Tiến cho biết trong cuộc sống bạn sẽ có lúc thấy đau lưng, đau cột sống nhưng trường hợp đau lưng chạy xuống sống lưng, xương hông đây là do thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Còn đau vùng cổ vai xuống cánh tay, ngón tay là đau thoát vị đốt sống cổ. Đây là dấu hiệu để phân biệt thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
Các yếu tố nguy cơ gây thoát vị như tư thế làm việc xấu, ngồi lâu… làm cho tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm hơn người vận động nhiều.
Khi khám bệnh, bác sĩ thường nhìn, sờ, gõ, đo và nếu thấy các dấu hiệu “cờ đỏ” định khu vùng tổn thương thì sẽ đưa ra các xét nghiệm cơ bản như Xquang, CT và chụp chẩn đoán cơ để đưa ra chiến lược điều trị.
Thoát vị đĩa đệm không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. PGS Tiến cho biết bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm bác sĩ sẽ cân nhắc từng trường hợp để chỉ định nội khoa hay ngoại khoa.
Nhiều trường hợp phải mổ để giải quyết nhưng người bệnh e dè và tìm đến các biện pháp như đông y và chỉ khi muộn mới đến bác sĩ. Có người vào viện ngồi xe lăn, chống gậy, đại tiểu tiện không tự chủ, liệt cổ chân không thể đi dép. Có bệnh nhân bị đau 24/24 như có người cầm kim ném vào da rát bỏng lên mới tìm tới bác sĩ. Khi đó, các biện pháp can thiệp cũng chỉ cải thiện phần nào.
PGS Tiến cho rằng nếu đã bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thắt lưng, ngực đừng chờ đến khi tay không cài khuy áo, không cầm đũa, không đi được mới vào viện.
Khi có dấu hiệu bất thường, dấu hiệu biểu hiện thoát vị đĩa đệm đau lan vùng chèn ép. Ví dụ ở cổ đau lan xuống vai, cánh tay, ngực đau thành cơ ngực, thắt lưng đau dọc sống lưng, hông… khi đó bệnh nhân cần khám chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất, tránh xảy ra tình trạng điều trị muộn.
Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm điều trị nội khoa được chỉ định bắt buộc. người bệnh cần hạn chế vận động, tuỳ mức độ đau sử dụng thuốc giảm đau, kháng viên. Thời gian điều trị từ 2 đến 6 tuần và phải bất động. Chỉ những trường hợp tiến triển nặng thì bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh chọn phương pháp khác. Chỉ phẫu thuật khi các phương pháp nội khoa không đáp ứng. Điều trị nội khoa đúng thì không cần phẫu thuật.
Can thiệp phẫu thuật ưu tiên điều trị nội thất bại từ 4 đến 6 tuần bệnh nhân vẫn đau, trong quá trình điều trị xuất hiện liệt tăng dần của rễ thần kinh, rối loạn cơ tròn thì bác sĩ hướng tới phương án phẫu thuật nhiều hơn là điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tới các cơ sở chuyên khoa về cột sống.
Hiện phẫu thuật đĩa đệm có thể thực hiện nội soi ở đây là nội soi hoàn toàn với đường kính của ống làm việc chỉ khoảng 9 mm- tức tách các cơ và luồn các cơ đi vào lỗ tự nhiên, mở cửa sổ xương nhỏ, vừa phải, hạn chế tối đa tổn thương phần mềm mà vẫn đạt được mục đích lấy được phần đĩa đệm thoát vị qua thần kinh, giải phóng chèn ép.
Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn thời gian hồi phục, nâng cao hiệu quả, an toàn cho người bệnh. Các triệu chứng lâm sàng như đau vết mổ rất ít, triệu chứng đau buốt và tê chân được cải thiện. Ngay sau phẫu thuật vài giờ, bệnh nhân đã có thể đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng với áo nẹp cột sống hỗ trợ và ra viện sau 24 giờ phẫu thuật.