Thay vì ngán ngẩm với sữa bầu, bà bầu có thể thay đổi khẩu vị bằng cách tìm kiếm dòng sữa mới lạ, cung cấp đa dạng dinh dưỡng cho con. Sữa tươi không đường vì thế trở thành sự lựa chọn số 1 bởi những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.
Thế nhưng, rất nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết liệu bà bầu uống sữa tươi không đường có được hay không, có gây ảnh hưởng gì cho con không. Câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, đồng thời, mách bạn top 4 sữa tươi không đường tốt cho bà bầu bán chạy nhất thị trường 2020.
1. Bà bầu uống sữa tươi không đường được hay không?
Theo các chuyên gia, chưa có một bằng chứng khoa học hay nghiên cứu lâm sàng nào cho thấy bà bầu không nên uống sữa tươi không đường. Hay loại sữa này vượt trội hơn loại sữa kia. Cả sữa bầu và sữa tươi đều mang đến những lợi ích sức khỏe tích cực cho bà bầu. Vì thế, mẹ bầu chỉ cần lựa chọn sữa theo sở thích và khẩu vị của bản thân.
Bài Viết Liên Quan
- Tiếp năng lượng bằng khoai tây giúp tăng thành tích trong các môn thể thao
- Làm theo video nhào lộn trên mạng, b.é t.rai 10 t.uổi chấn thương cổ
- Các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư
Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì đang trong giai đoạn nghén nên cơ thể mẹ rất khó tiếp nhận sữa bầu. Mẹ nên lựa chọn thay thế bằng sữa tươi để bổ sung đủ dưỡng chất cho con yêu khỏe mạnh.
Dĩ nhiên, sữa bầu là loại sữa chuyên cho các bà bầu, cung cấp các loại vitamin B12, sắt, axit folic cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Các loại sữa tươi không có đủ những chất đó nên nếu uống sữa tươi thay thế, mẹ cần uống thêm vi chất từ nguồn khác để thai nhi phát triển toàn diện.
2. Bà bầu uống sữa tươi không đường có tốt hay không?
Bà bầu uống sữa tươi không đường có tốt không? Câu trả lời tất nhiên là rất tốt rồi. Trong sữa tươi không đường, có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
– Giàu protein: Cung cấp năng lượng, tăng cường sức khỏe dồi dào.
– Chất béo: Góp phần hình thành các mô tế bào mới, ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch và phát triển trí não bé.
– Sữa tươi không đường chứa chất carbohydrate, có tác dụng tăng hấp thụ canxi, photpho, tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B.
– Giàu vitamin A, B, B2, B12 kích thích vị giác, củng cố hệ tiêu hóa, mẹ bầu ăn ngon ngủ ngon hơn. Ngoài ra, các loại vitamin này còn hỗ trợ não bộ phát triển toàn diện.
– Chứa các khoáng chất thiết yếu như: sắt, canxi, photpho, magie,… giúp cả mẹ và bé có một hệ xương chắc khỏe.
– Hàm lượng canxi cao trong sữa bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể mẹ. Nhất là giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, khi nhu cầu canxi tăng lên. Đồng thời, sữa hỗ trợ phát triển chiều cao của bé yêu ngay từ khi trong bụng mẹ.
– Sữa tươi có chứa axit amin tryptophan kích thích giấc ngủ an lành, sâu giấc.
– Sữa tươi không đường giúp bổ sung DHA cho mẹ bầu, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và con thông minh.
3. Nên lựa chọn loại sữa tươi không đường nào cho bà bầu?
Sữa tươi không đường được phân chia thành 2 loại: sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.
Sữa tươi thanh trùng là loại sữa mới vắt, giữ nguyên lợi khuẩn sống bên trong. Đây là loại sữa có giá trị dinh dưỡng cao nhưng giá thành cao hơn sữa tiệt trùng, thời hạn dùng không quá 10 ngày. Sữa thanh trùng không được khuyến cáo dành cho bà bầu vì chưa trải qua quy trình chắt lọc kỹ càng.
Trong khi đó, sữa tươi tiệt trùng là loại sữa được xử lý ở nhiệt độ nhất định, t.iêu d.iệt cả lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Vì thế, chất dinh dưỡng và vitamin trong sữa tiệt trùng thấp hơn nhiều so với thanh trùng. Tuy nhiên, bù lại thời gian sử dụng lâu hơn, giá thành rẻ và dễ bảo quản hơn. Loại này nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú vì đảm bảo yếu tố an toàn hơn.
4. Bà bầu uống sữa tươi không đường liều lượng nào phù hợp?
Mặc dù sữa tươi không đường cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ và bé, nhưng mẹ bầu cũng không nên lạm dụng. Để ngăn chặn tình trạng thừa chất, mẹ chỉ nên uống khoảng 400 – 600ml, kết hợp uống thêm sữa đậu nành. Không nên uống quá nhiều vào một lúc mà có thể chia nhỏ theo từng bữa.
5. Thời điểm uống sữa tươi không đường tốt cho bà bầu?
Mẹ bầu nên bắt đầu uống sữa tươi vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Lúc đó, các cơ quan, bộ phận trên cơ thể bé đã có sự phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, cần hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý, không uống sữa tươi cùng nước trái cây, chocolate vì chúng sẽ phá hủy hàm lượng canxi có trong sữa. Không đun sữa ở nhiệt độ cao sẽ khiến sữa mất chất.
Bài viết trên đây của Bikipdepxinh.com đã giải đáp được tất thảy những thắc mắc của bạn về vấn đề bà bầu uống sữa tươi không đường được không. Cùng với đó, từ những gợi ý sữa tươi không đường tốt nhất thị trường hiện nay hi vọng các mẹ bầu tìm được loại sữa phù hợp với khẩu vị và thể trạng bản thân nhé.
5 chất dinh dưỡng có thể giúp tăng số lượng hồng cầu
Để tăng số lượng hồng cầu, chế độ ăn uống nên giàu chất sắt, folate, vitamin B12, vitamin C và đồng.
Bạn có thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi ngay cả sau một giấc ngủ yên bình vào ban đêm? Hay bạn đột nhiên gặp phải tình trạng kiệt quệ vào giữa ngày? Nếu bạn gặp những tình trạng này thường xuyên, thì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế nghiêm trọng được gọi là thiếu m.áu, nói chung có nghĩa là số lượng tế bào hồng cầu (RBC) của bạn thấp.
Để tăng số lượng hồng cầu chúng ta nên bổ sung các loại thịt đỏ, trứng, động vật có vỏ… Ảnh: NHẬT LINH
RBC chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các bộ phận khác của cơ thể và khi số lượng của nó thấp, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy đi khắp cơ thể. Điều này có thể khiến bạn có nguy cơ phát triển các biến chứng như trầm cảm, sinh non, nguy cơ n.hiễm t.rùng cao và các biến chứng khác. Để khắc phục vấn đề này một cách tự nhiên, hãy bổ sung các chất dinh dưỡng giúp sản xuất RBC. Dưới đây là 5 chất dinh dưỡng phải là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của bạn, theo The Times of India.
Thực phẩm giàu chất sắt
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến của bệnh thiếu m.áu và để khắc phục điều này cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn. Chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sản xuất hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, do đó, làm tăng số lượng hồng cầu. Thịt đỏ, các loại đậu, trứng và trái cây khô là một số nguồn cung cấp sắt phổ biến.
Thực phẩm giàu folate
Folate là một loại vitamin B cần thiết để tạo ra các tế bào m.áu đỏ và trắng trong tủy xương. Việc bổ sung folate được gọi là axit folic. Cơ thể chúng ta sử dụng folate để sản xuất heme, một thành phần thiết yếu của hemoglobin. Thiếu chất dinh dưỡng này có thể ngăn cản quá trình trưởng thành của các tế bào hồng cầu. Các loại rau lá xanh như rau bina, đậu Hà Lan và đậu lăng là một số nguồn folate tuyệt vời.
Thực phẩm chứa đồng
Đồng không trực tiếp giúp sản xuất RBC, nhưng nó giúp RBC tiếp cận với sắt, cần thiết để tự tái tạo. Lượng đồng ít hơn có thể gây khó khăn cho toàn bộ quá trình. Ăn thực phẩm giàu đồng như động vật có vỏ, anh đào và cá có thể giúp sản xuất RBC dễ dàng.
Thực phẩm giàu vitamin C
Cũng giống như đồng, vitamin C cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất RBC, nhưng cải thiện sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C với nguồn sắt không phải heme có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ nhiều sắt hơn.
Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Ảnh: NHẬT LINH
Vitamin B12
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của RBC và ngăn cản sự phát triển của chúng, được gọi là thiếu m.áu hồng cầu khổng lồ. Vitamin B12 thường có trong các sản phẩm từ sữa và các nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt đỏ, cá và động vật có vỏ. Bên cạnh đó, ngũ cốc ăn sáng cũng được tăng cường vitamin B12, , theo The Times of India.