Tranh vẽ là công cụ nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong khám phá cảm xúc của trẻ với thế giới xung quanh. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong việc giúp trẻ giải tỏa mâu thuẫn, lo lắng khi không thể nói thành lời.
Hiểu cảm xúc, tư duy của trẻ thông qua tranh vẽ
Nhiều năm sử dụng hoạt động vẽ tranh trong trị liệu tâm lý – giáo dục cho trẻ khuyết tật, ThS Hồ Hải Hậu – Trưởng khoa Can thiệp trẻ tự kỷ, Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An (Hà Nội), chia sẻ, phương pháp này mang lại hiệu quả bất ngờ.
Theo bà, vẽ tranh giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc đáng kể, đặc biệt đây là liệu pháp không cần tới ngôn ngữ nên rất phù hợp với trẻ khuyết tật. Thông qua các bức vẽ, chuyên gia tâm lý có thể phán đoán những thiếu hụt, rối loạn cảm xúc, nhu cầu hay mong muốn của trẻ. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ hiểu trẻ hơn và lựa chọn nôi dung, phương án trị liệu phù hợp với trẻ.
Bài Viết Liên Quan
- Molnupiravir – niềm hy vọng tạo ra bước ngoặt đại dịch
- ‘Không tiêm vaccine Covid-19 cho lứa t.uổi ngoài hướng dẫn’
- Thử nghiệm thuốc mới kháng virus cho F0 tại TP HCM
Ảnh minh hoạ
Bên cạnh đó, vẽ tranh giúp trẻ khuyết tật phát triển đáng kể kỹ năng vận động. ThS Hồ Hải Hậu phân tích, do bị thiếu hụt một phần thể chất hoặc tinh thần nên trẻ khuyết tật thường gặp khó khăn nhất định, nhiều kỹ năng bị thiếu hụt.
Đơn cử như các thao tác nhặt, cầm nắm vật nhỏ, phối hợp tay và mắt của trẻ thường chậm chạp, không tỉ mỉ khéo léo, thậm chí có trẻ không thực hiện được. Hoạt động tô vẽ vì thế mang lại hiệu quả trong trị liệu vận động cho trẻ khuyết tật.
Tại trung tâm này, các chương trình can thiệp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não, trẻ tự kỷ… là một trong những bài tập được thực hiện thường xuyên, liên tục.
“Thực tế cho thấy, qua thời gian sử dụng các hoạt động tô vẽ, kết hợp các bài tập vận động tay, mắt, trẻ tiến bộ rất rõ. Có những trẻ ngày đầu tiếp nhận chưa có khả năng nhúp nhặt vật nhỏ, chưa cầm được bút, thì sau thời gian trị liệu trẻ đã xâu được vòng bằng hạt nhỏ, cầm bút tô đúng khuôn hình. Sự phối hợp linh hoạt giữa tay và mắt của trẻ được thể hiện rõ thông qua hoạt động này” – bà Hải Hậu nhấn mạnh.
Vẽ tranh còn mang lại cho trẻ khuyết tật nhiều lợi ích như phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp và điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực. Thậm chí theo các chuyên gia, hoạt động này nếu phù hợp và được tăng cường thì có thể giúp trẻ phát huy được năng khiếu, từ đó hướng nghiệp nghề.
“Trung tâm chúng tôi đã có nhiều trẻ trưởng thành tham gia hoạt động nghề nghiệp như làm tranh gỗ, tranh đá quý, một số bé tham gia cuộc thi vẽ tranh đạt kết quả cao” – ThS Hồ Hải Hậu cho hay.
Quan tâm nhiều hơn đến trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
Theo thống kê của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH, tính đến năm 2018, cả nước có khoảng gần 2,9 triệu t.rẻ e.m có hoàn cảnh đặc biệt – chiếm gần 11% tổng dân số t.rẻ e.m (trẻ mồ côi, có “H”, khuyết tật, bị mua bán, bóc lột, bị xâm hại t.ình d.ục, bệnh hiểm nghèo…), và con số này ngày càng tăng.
Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hiện đối mặt với nhiều khó khăn do số lượng tăng nhanh, nhận thức của một bộ phận cán bộ, gia đình, cộng đồng về việc phòng ngừa, chăm sóc, trợ giúp trẻ chưa đầy đủ. Trong khi đó, mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ các đối tượng này còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Đại diện cơ quan này cũng chỉ rõ, đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội với t.rẻ e.m có hoàn cảnh đặc biệt còn rất thiếu về số lượng, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp.
Trước thực tế này, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cần được hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống và phát triển toàn diện. Việc xây dựng các mô hình công tác xã hội phù hợp sẽ giúp trẻ được tiếp cận với dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp, từ đó kịp thời phát hiện, chẩn đoán, đ.ánh giá, trị liệu.
ThS Nguyễn Thị Phương Thanh – Giảng viên trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương – nhìn nhận, trên thế giới có nhiều phương pháp can thiệp trị liệu cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó trị liệu vẽ tranh mang lại hiệu quả nhất định, dễ thực hiện, giúp trẻ cải thiện được nhiều kỹ năng, tư duy…
Từ kinh nghiệm của bản thân, ThS Phương Thanh chia sẻ, trong quá trình giảng dạy, giáo viên thông qua hình vẽ để hiểu thêm tính cách của trẻ qua đường nét, cách sắp xếp hình vẽ trên trang giấy hay kích thước, chi tiết của hình vẽ.
Từ đó gợi mở thắc mắc, lo âu của trẻ để có phương án điều trị phù hợp tiếp theo. Cũng theo bà, tranh vẽ có thể làm rõ mối quan hệ trong gia đình, hoặc thông qua việc phân tích những bức tranh cho thấy các nỗi sợ hãi của trẻ, từ đó chuyên gia điều trị các nỗi sợ đấy bằng chính tranh vẽ, sẽ giúp trẻ xua đi nỗi sợ…
Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ như thế nào để quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả?
Sau khi bị đột quỵ có thể gặp một số di chứng, lúc này vai trò của người chăm sóc rất quan trọng. Hiểu biết về đột quỵ cũng như cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng.
Để việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cũng như việc phục hồi được hiệu quả, người nhà cần chú ý loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch m.áu não, ngăn ngừa tái phát của bệnh như hút thuốc, tăng huyết áp, thói quen ăn mặn… Vậy cần phải chăm sóc bệnh nhân đột quỵ như thế nào cho đúng?
1. Đặt tư thế nằm là lưu ý quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
Người bệnh cần được đặt ở tư thế đúng để giảm bớt sự co cứng, đề phòng biến dạng khớp. Có các tư thế đặt bệnh nhân sau:
Nằm ngửa:
Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân.
Nằm nghiêng sang bên liệt:
Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng, chân lành gập ở háng và gối.
Nằm nghiêng sang bên lành:
Vai và cánh tay bên lành để tự do. Chân lành để duỗi. Thân mình vuông góc với mặt giường. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.
2. Cách lăn trở người bị đột quỵ
Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở, nếu khó khăn trong giai đoạn đầu người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở, cách hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân đột quỵ lăn trở như sau:
– Lăn sang bên liệt:
Nâng tay và chân lành lên. Đưa chân và tay lành về phía bên liệt. Xoay thân mình sang bên liệt.
– Lăn sang bên lành:
Làm các động tác theo trình tự sau đây: Cài tay lành vào tay liệt. Giúp người bệnh, gập gối và háng bên liệt. Dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành. Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.
3. Hỗ trợ ngồi dậy là cần thiết khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa:
Người nhà ngồi bên cạnh người bệnh. Người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân. Một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh. Đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ.
Ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng:
Cách thứ nhất: Người bệnh nằm nghiêng về phía bên liệt, chân trên gập. Người nhà ngồi phía sau người bệnh. Một tay đỡ vai dưới, tay kia đỡ vai trên người bệnh. Người bệnh chống tay khoẻ để ngồi lên, trong khi người nhà nâng người bệnh nhân dậy.
Cách thứ hai: Người bệnh nằm nghiêng bên lành cạnh mép giường. Chân lành luồn dưới gót chân liệt đưa chân liệt ra ngoài mép giường. Thả cả hai chân xuống dưới cạnh giường.
Chống khuỷu tay lành lên mặt giường, duỗi tay lành để đẩy thân mình ngồi lên. Khi đó người nhà đỡ vai dưới để hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân đột quỵ ngồi dậy.
4. Những lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
– Cửa đi cần mở đủ rộng để xe lăn qua được dễ dàng, đặc biệt là cửa thông phòng, cửa vào khu vệ sinh và bếp. Lối đi qua những cửa này không nên có bậc để xe lăn có thể qua được.
– Chỗ ngồi để tắm có thể dùng một ghế tựa, đặt gần vòi nước cho dễ sử dụng. Khi tắm, người khuyết tật có thể dùng một que dài buộc vào rối cọ để kỳ cọ phần thân thể bên liệt.
– Nếu trong nhà không có bệ vệ sinh có thể chuyển bệ vệ sinh xổm thành loại bệt cho người bệnh dễ sử dụng. Trong trường hợp không có điều kiện lắp đặt, có thể dùng một ghế tựa đục lỗ ở giữa. Bệnh nhân ngồi trên ghế và đặt bô hoặc xô chứa dưới gầm ghế.
– Sau tai biến, người bệnh thường bị rối loạn cảm xúc như: trầm cảm, không ham muốn, thiếu động cơ tập luyện, không cố gắng. Do vậy, tuỳ theo tâm lý mà người nhà có cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ thích hợp. Hỗ trợ, nâng đỡ, động viên họ, giúp họ tham gia tích cực vào việc tập luyện và phục hồi chức năng.