10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật.

Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị kịp thời.

1. Sán lá gan gây bệnh ở người như thế nào?

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa và gây bệnh gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật.

Bệnh sán lá gan bao gồm bệnh sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn.

– Sán lá gan lớn: Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò; người chỉ là vật chủ phụ, vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnanea. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống những loài rau mọc dưới nước (như rau ngổ, rau rút, cải xoong…) hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm ấu trùng sán lá gan.

– Sán lá gan nhỏ: Vật chủ chính là người và một số động vật như chó, mèo, hổ, báo, cáo, chồn, chuột. Vật chủ trung gian truyền bệnh thứ nhất là loài ốc Bythinia, Melania, vật chỉ trung gian truyền bệnh thứ hai là cá nước ngọt.

2. Ai dễ mắc bệnh sán lá gan?

Theo nghiên cứu, những trường hợp mắc sán lá gan đa số là những người hay ăn đồ sống, gỏi, rau thủy sinh…, sống ở ven sông, gần các khu chăn nuôi gia súc như trâu, bò, cừu; hoặc là người có t.iền sử đã từng ăn cá sống đ.ánh bắt ở vùng dịch tễ (vùng có bệnh sán lá gan lưu hành).

Người nhiễm bệnh sán lá gan thường do ăn cá, ốc nhiễm ấu trùng sán chưa được nấu chín, sau khi ăn ấu trùng này sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, sau đó phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và sinh sản trong đường mật.

3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm sán lá gan

Biểu hiện nhiễm sán lá gan nhỏ:

Người bệnh thường có triệu chứng đau tức vùng gan do sán sinh sản gây tắc các đường mật trong gan dẫn đến biểu hiện đau tức hạ sườn phải.

Rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu).

Đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.

Biểu hiện nhiễm sán lá gan lớn:

Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa…
Một số trường hợp sán ký sinh lạc chỗ như ở phổi, dưới da ngực…

10 cau hoi thuong gap ve benh san la gan 6bb 7145879

Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh sán lá gan. Ảnh minh họa.

4. Nhiễm sán lá gan có nguy hiểm không?

Trường hợp nặng, sán lá gan nhỏ có thể gây viêm đường mật, c.hảy m.áu đường mật, ung thư đường mật, xơ gan mật…

Một số trường hợp sán lá gan lớn gây áp xe gan, bệnh nhân đau hạ sườn phải dữ dội, sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, tình trạng bệnh nặng nề.

Cần lưu ý, triệu chứng của bệnh sán lá gan có biểu hiện giống với các bệnh lý khác ở gan như viêm gan virus, viêm đường mật do sỏi, ung thư gan hay áp xe gan do các nguyên nhân khác… Vì vậy người bệnh cần được thăm khám kỹ để có biện pháp điều trị thích hợp.

5. Phương pháp điều trị sán lá gan

Điều trị sán lá gan chủ yếu là điều trị nội khoa với các thuốc diệt ký sinh trùng. Các thuốc cần được chỉ định sớm và đúng liều theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần phải tái khám tại sau 3 tháng và sau 6 tháng điều trị.

6. Đông y có chữa được bệnh sán lá gan không?

Đông y có thể hỗ trợ điều trị bệnh sán lá gan bằng các các bài thuốc có tác dụng tiêu giun, sát trùng, thanh nhiệt, giải độc gan…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Để chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh sán lá gan cần phải phối hợp các thông tin về đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa.

7. Cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan

Khi được chẩn đoán sán lá gan, người bệnh cần được điều trị sớm, sử dụng thuốc đặc hiệu và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng.

Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng và thời gian quy định. Không tự ý dùng thuốc theo mách bảo.

Ngoài ra cần lưu ý chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý; Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên; Tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe; Ngủ đủ giấc; Tránh căng thẳng, stress…

Cần có chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ calo, protein, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ưu tiên các thực phẩm tươi, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ; Uống nhiều nước; Hạn chế chất béo và các thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, rượu bia, chất kích thích…

8. Sán lá gan có phòng tránh được không?

Bệnh sán lá gan chủ yếu là do thói quen vệ sinh, tập quán ăn uống của người dân, vì thế việc phòng bệnh chủ yếu bao gồm các biện pháp:

Đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi, không uống nước lã.
Dùng nước từ nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh.
Không ăn sống các loại thực vật tươi sống dưới nước gần các khu vực chăn nuôi gia súc.
Không ăn gỏi cá, các loại cá chưa được nấu chín.
Định kỳ tẩy sán cho gia súc.
Người nghi ngờ bị sán lá gan phải đến bệnh viện chuyên khoa khám và điều trị.

10 cau hoi thuong gap ve benh san la gan a33 7145879

Nếu nghi ngờ nhiễm sán lá gan, người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

9. Cần phải làm các xét nghiệm gì để xác định nhiễm sán lá gan?

Các xét nghiệm sán lá gan thường được thực hiện là xét nghiệm phân tìm trứng sán, xét nghiệm sinh hóa m.áu và huyết học toàn phần, xét nghiệm tìm kháng thể sán lá gan trong huyết thanh…

Ngoài các xét nghiệm sán lá gan, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thức hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp thăm dò bệnh sán lá gan như: siêu âm tổng quát vùng gan mật, chụp X-quang lồng ngực, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ…

Khi được chẩn đoán xác định mắc sán lá gan, tùy theo mắc loại sán lá gan nào, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ phù hợp. Nếu được điều trị sớm, việc điều trị thường thuận lợi, người bệnh thường đáp ứng với thuốc và khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu phát hiện và điều trị bệnh chậm, các tổn thương sán lá gan gây cho cơ thể người bệnh sẽ càng nặng nề, việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

10. Khám bệnh sán lá gan ở đâu?

Nhiễm sán lá gan ở người thường có biểu hiện triệu chứng như: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, thiếu m.áu, người gầy sút…

Khi có các dấu hiệu trên, đặc biệt khi có t.iền sử ăn gỏi cá, uống nước lã, thường xuyên ăn sống các loại rau thủy sinh hoặc sống ở các địa phương có tỷ lệ mắc bệnh cao, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Gia tăng bệnh ký sinh trùng do thói quen ăn đồ tái, sống

Thói quen ăn thịt lợn tái, bò tái, tiết canh, gỏi cá, rau thủy sinh… của người Việt là nguyên nhân khiến các bệnh ký sinh trùng gia tăng nhanh chóng.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên ăn chín uống sôi, không ăn thực phẩm sống, tái; giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh.

Nhiễm sán do thói quen ăn đồ tái sống

Mới đây, chị N.T.H. (Hà Nội) tá hỏa khi nhận được kết quả dương tính với sán dây chó trong khi nhà không nuôi chó, mèo. Đến khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư với các triệu chứng da nổi nốt, ngứa, chóng mặt, khó thở… chị H. mới rõ nguyên nhân mắc bệnh do thói quen hay ăn rau sống.

Trước đó, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phẫu thuật thành công một trường hợp 38 t.uổi, nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh tại phổi do ăn các thực phẩm tái hoặc sống nhiều lần như: thịt cừu nướng chưa chín, tiết canh dê, rau sống và gỏi cá mai. Bệnh nhân phát hiện bệnh trong tình trạng mệt mỏi, đau vùng ngực phải âm ỉ, thỉnh thoảng khó thở, không sốt, không ho, không mẩn ngứa, không sút cân.

Cũng do có sở thích ăn đồ tái sống như gỏi cá, nem sống và tiết canh với tần suất dày đặc, ông T.V.N. (50 t.uổi, ở Thái Nguyên) đã đi đại tiện ra nhiều đốt sán. Thậm chí sán còn tự chui ra qua đường h.ậu m.ôn. Đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, ông N. được chẩn đoán, nhiễm ký sinh trùng sán dây. Sau điều trị, bệnh nhân xổ ra con sán dài khoảng 10m.

gia tang benh ky sinh trung do thoi quen an do tai song 526 7145516

Người đàn ông mắc sán dây 10m do hay ăn đồ tái sống điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình – Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng cho biết, bệnh sán dây (Taeniasis) là do các loài sán dây trưởng thành gồm Taenia saginata, Taenia solium và Taenia asiatica ký sinh trong ruột gây nên.

Bệnh sán dây gây bệnh ở người thường do sán dây lợn và sán dây bò, liên quan đến thói quen ăn thịt lợn, bò tái, sống. Nếu người dân ăn các món từ thịt, nội tạng bò, lợn chưa được nấu chín thì hoàn toàn có nguy cơ nhiễm sán. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng không đặc hiệu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón khi sán dây phát triển trong ruột.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn xảy ra khi ăn phải trứng sán dây lợn. Trứng sán dây lợn được đào thải qua phân của người bị nhiễm bệnh, có thể gây ô nhiễm môi trường nước, đất, từ đó có thể ô nhiễm thực phẩm như: rau sống, rau thủy sinh phơi nhiễm với trứng sán. Ấu trùng sán dây lợn có thể phát triển ở cơ, da, mắt và hệ thần kinh trung ương. Trường hợp nặng có thể gây đau đầu dữ dội, nôn, co giật hoặc động kinh.

Cách phòng bệnh

Đề cập đến vấn đề này, TS Hoàng Đình Cảnh – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư cho hay, thói quen ăn thịt lợn tái, bò tái, tiết canh, gỏi cá, rau thủy sinh… là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ký sinh trùng. Hầu hết người dân có triệu chứng, đi khám bệnh mới được phát hiện.

Theo thống kê tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư, năm 2023, đơn vị đã tiếp nhận thăm khám, điều trị cho 15.527 người nhiễm giun đũa chó mèo. Nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ áp-xe ấu trùng giun, sán.

gia tang benh ky sinh trung do thoi quen an do tai song c58 7145516

Thói quen ăn sống cũng là một trong nguyên nhân gây ra các bệnh ký sinh trùng.

Cũng theo TS Hoàng Đình Cảnh, thống kê năm 2023 cho thấy, có hơn 12.000 người mắc sán lá gan lớn được điều trị tại các cơ sở y tế. Sán lá gan lớn dưới dạng ấu trùng bơi trong nước. Sau đó, chúng bám vào ốc và rau. Khi thâm nhập vào cơ thể người, loại ký sinh trùng này có thể gây áp xe gan, lạc chỗ vào não, mắt…

Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ xuất hiện trạng thái thiếu m.áu, gan bị xơ hóa, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa và suy kiệt dần.

Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư khuyến cáo, để phòng nhiễm sán, đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân cần ăn chín, không ăn đồ tái sống; giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh; vệ sinh tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với người nuôi thú cưng, cần tẩy sạch giun cho vật nuôi và đặc biệt là quản lý tốt phân từ chúng, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, người nuôi rất dễ nhiễm trứng giun.

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sán chó như: ôm ấp, vuốt ve chó nhiễm sán, ăn thực phẩm chứa ấu trùng hay trứng sán, tiếp xúc với nguồn đất mà chó nhiễm bệnh phóng uế,… Bất cứ ai đều có khả năng nhiễm ấu trùng sán dây chó do ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm trứng sán dây chó hoặc người sau khi có tiếp xúc trực tiếp với chó, cáo, chồn nhiễm bệnh.

Do đó, các chuyên gia lưu ý, người dân từng sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành, ăn các món ăn có nguy cơ nhiễm ấu trùng của Echinococcus cùng với các biểu hiện nghi ngờ như sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn kém, vàng da, mẩn ngứa, đau ngực, khó thở, ho dai dẳng, đôi khi ho m.áu cần đi khám ngay để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *