Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 51 t.uổi, ở Đồng Tháp trong tình trạng tím tái toàn thân và ngưng tim, ngưng thở trước khi vào viện.
Bài Viết Liên Quan
- Khoa học nói gì về tác dụng tuyệt vời từ dưa chuột?
- Có thể tái cận sau mổ không? Những điều cần biết về tái cận sau mổ
- “Quá liều” từ góc nhìn sức khỏe
Người nhà bệnh nhân cho biết: Cách nhập viện khoảng 15 phút, bệnh nhân bị cảm ho, đau họng, tự mua thuốc ( Cefuroxime, panadol…). Sau khi uống thuốc khoảng 5 phút, bệnh nhân có biểu hiện nổi mẩn ngứa, hôn mê, sùi bọt mép, ngưng thở và tím tái, tình trạng rất nguy kịch.
Qua quá trình thăm khám và khai thác bệnh sử, được biết bệnh nhân có t.iền sử sốc phản vệ do Ceftriaxone. Các bác sĩ nhanh chóng nhận định đây là trường hợp ngưng tim ngưng thở do sốc phản vệ Cefuroxime.
Bệnh nhân được tiến hành hồi sinh tim phổi, ép tim liên tục, đặt nội khí quản bóp bóng, sử dụng Adrenaline. Sau quá trình hồi sức cấp cứu, nhịp tim bệnh nhân đ.ập lại, huyết áp ổ định, hồi tỉnh, gọi biết. Bệnh nhân được chuyển Khoa ICU, rút nội khí quản.
Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn.
Bác sĩ Đỗ Minh Mẫn, Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu cho biết: Sốc phản vệ do thuốc là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người dân nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Không được tự ý mua thuốc và sử dụng khi không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt với những bệnh nhân mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc.
Trẻ 3 tháng t.uổi sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh
Sau khi tiêm kháng sinh điều trị tình trạng bội nhiễm do viêm tiểu phế quản, bệnh nhi rơi vào tím tái, ngưng tim, ngưng thở.
Đó là trường hợp bệnh nhi 3 tháng t.uổi vừa được tiếp nhận, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Trước đó, trẻ đến thăm khám và được chỉ định nhập viện điều trị tại khoa Nhiễm trong bệnh cảnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm, theo dõi viêm màng não. Để ngăn chặn tình trạng n.hiễm t.rùng, bệnh nhi được bác sĩ chỉ định tiêm kháng sinh Cefotaxim điều trị.
Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây phản vệ cho cơ thể, phụ huynh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh cho con
2 ngày tiêm trước tình trạng sức khỏe bệnh nhi đều ổn định nhưng đến ngày tiêm thứ 3, sau khi tiêm thuốc vài phút, bé đột ngột tím tái, ngưng tim ngưng thở. Nhận thấy đây là một tình huống dị ứng nặng với thuốc, ngay lập tức khoa Nhiễm đã huy động toàn động toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng để tiến hành cấp cứu phản vệ cho bệnh nhân.
Các bác sĩ đã sử dụng adrenaline – một loại thuốc quan trọng hàng đầu để xử lý cho những bệnh nhân bị phản vệ. Tiếp đó, bệnh nhi được đặt ống nội khí quản giúp thở, tiêm truyền nhiều loại thuốc hồi sức tích cực. Những nỗ lực của bác sĩ giúp bệnh nhi dần vượt qua giai đoạn sốc, các chỉ số sinh hiệu tạm ổn định, được chuyển đến khoa Hồi sức Tích cực Chống độc để tiếp tục điều trị.
Sau 3 ngày được theo dõi liên tục, bệnh nhi đã cai máy thở, các chỉ số xét nghiệm bình thường. Hiện bé đang được tập ăn sữa qua đường miệng, sức khỏe bình phục tốt. Đây là trường hợp sốc phản vệ rất nặng (độ 4) đã may mắn được các bác sĩ nhận định đúng, điều trị kịp thời, thoát khỏi nguy cơ t.ử v.ong “trong gang tấc”.
Kháng sinh Cefotaxim là một trong những kháng sinh đầu tay điều trị các bệnh lý n.hiễm t.rùng ở t.rẻ e.m. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây phản vệ. Do đó những tình huống dị ứng thuốc từ nhẹ đến nặng luôn có nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng của mọi người đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ.
Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu bệnh người nhà cần đưa đến bác sĩ và tuân thủ các chỉ định sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc cho con khi chưa có sự tham vấn ý kiến của nhân viên y tế. Đặc biệt trên các bệnh nhân có t.iền căn dị ứng thuốc cần phải thông báo đến nhân viên y tế để có hướng điều trị phù hợp, tránh những tình huống nguy cấp đáng tiếc xảy ra.