Bệnh Fournier là một n.hiễm t.rùng nặng có đặc đ.iểm gây hoại tử lan rộng vùng tầng sinh môn, vùng bìu ra xung quanh, lên phía trên thành bụng và có thể dẫn đến t.ử v.ong. Một giáo viên người nước ngoài vừa mắc căn bệnh nguy hiểm nhưng ít được biết đến này.
Tin từ Bệnh viện Việt Đức ngày 5-1 cho biết mới đây, Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương tại đây đã tiếp nhận và điều trị bệnh nhân R.D.D. (47 t.uổi, người Philipines) b.ị h.oại t.ử do n.hiễm t.rùng hiếm gặp.
Nam bệnh nhân là giáo viên dạy tiếng Anh đã sống ở Việt Nam 15 năm. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sưng tấy vùng bìu lan tỏa xuống tầng sinh môn, gây khó khăn lúc đi lại cũng như đi vệ sinh. Trước đó, bệnh nhân đã tới nhiều cơ sở y tế để thăm khám nhưng không phát hiện ra bệnh.
Bài Viết Liên Quan
- 23 triệu người dân Việt Nam mắc bệnh không lây nhiễm
- WHO triển khai chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung
- Thường xuyên uống nước ép dứa giúp hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa ung thư hiệu quả
Nam bệnh nhân bị bệnh Fourniern gây hoại tử “của quý” – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tại Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật mở rộng vùng thương tổn, cắt bỏ rộng rãi tổ chức hoại tử, để da hở và sử dụng băng gạc chăm sóc vết thương đặc biệt. Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã ổn định và ra viện.
PGS-TS Nguyễn Đức Chính, Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương, Bệnh viện Việt Đức, cho biết bệnh lý Fournier (Fournier) là một n.hiễm t.rùng nặng có đặc đ.iểm gây hoại tử lan rộng vùng tầng sinh môn, vùng bìu ra xung quanh, lên phía trên thành bụng và có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Bệnh được bác sĩ da liễu Pháp Jean Alfred Fournier mô tả năm 1883, sau đó bệnh đặt tên ông được gọi là bệnh n.hiễm t.rùng hoại tử Fournier (fulminant necrotizing infection of the perineal and periurethral areas).
Bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 t.uổi, cơ địa nghiện rượu, đái tháo đường… Tỉ lệ mắc bệnh trong khoảng từ 0,1 đến 0,4/100.000 dân. Chỉ tính riêng ở Mỹ, mỗi năm có từ 900 đến 1.000 trường hợp mắc bệnh, đa số ở các bệnh nhân lớn t.uổi, béo phì.
Do nhiễm các vi khuẩn gram âm và kỵ khí có độc tính cao nên bệnh nhân sẽ nhanh chóng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời. Kể cả sau khi được điều trị, người bệnh vẫn phải đối mặt với một số vấn đề gặp phải như chất lượng cuộc sống giảm, đặc biệt với người còn trẻ về khía cạnh đời sống t.ình d.ục, nhất là nam giới cương đau d.ương v.ật khi quan hệ, hoặc suy giảm t.ình d.ục do trầm cảm, do mặc cảm hình ảnh sau tạo hình… Một số các báo cáo cho thấy chất lượng hoạt động t.ình d.ục bị ảnh hưởng tới 70% ở nam giới sau mắc bệnh.
Bác sĩ Trần Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương, Bệnh viện Việt Đức, cho biết ở Việt Nam, căn bệnh này vẫn còn ít được biết đến và có ít các nghiên cứu đề cập đến bệnh cũng như xử lý. Tại Bệnh viện Việt Đức, đã tiếp nhận, điều trị và phẫu thuật thành công cho nhiều bệnh nhân mắc Fournier.
Bệnh có nguồn gốc từ các bệnh lý n.hiễm t.rùng vùng h.ậu m.ôn trực tràng. Ngoài ra, bệnh có liên quan đến chấn thương như: vết thương chột bìu tầng sinh môn, chấn thương phần mềm, đeo khuyên bộ phận s.inh d.ục, tiêm chích h.eroin, đặt chất tạo hình tiết niệu s.inh d.ục, tiêm xuyên cơ, điều trị steroid hoặc tia xạ tại chỗ, đặt bi d.ương v.ật…. Ở những người t.ình d.ục đồng giới nam, quan hệ đường h.ậu m.ôn nguy cơ cao chấn thương và mắc bệnh.
Ở phụ nữ bệnh hiếm gặp hơn nhưng một số ca bệnh có liên quan đến n.hiễm t.rùng nạo phá thai, áp xe môi lớn và tuyến Bartholin, sau cắt tử cung… Đối với trẻ nhỏ nguyên nhân có thể gặp sau cắt b.ao q.uy đ.ầu, thoát vị bẹn nghẹt, viêm lỗ rốn, côn trùng đốt, chấn thương, nong niệu đạo, n.hiễm t.rùng hệ thống…
Biêu hiên bệnh đầu tiên với biểu hiện nhiêm trung sôt, môi khô, lươi bân, hơi thơ hôi. Nếu đến bệnh viện muôn hoăc diên biên năng co biêu hiên suy đa tang: mach nhanh, huyêt ap tut, thiêu niêu… hoặc sốc nhiễm khuẩn. Tổn thương điển hình là viêm tấy lan rộng vùng bìu, xu hướng lan rộng ra hai bên, xuống tầng sinh môn, quanh h.ậu m.ôn hoặc lan lên thành bụng dưới.
Nếu đến muộn có hoại tử đen da, kèm vỡ mủ, thậm chí có hơi dưới da lan rộng, sờ lép bép. Có trường hợp đã hoại tử mất da bìu, đặc biệt d.ương v.ật bị mất da toàn bộ. Do tâm lý ngại nên bệnh viện gặp nhiều trường hợp đến cơ sở y tế muộn.
Dị ứng: Nhận biết sớm tránh hậu quả đáng tiếc
Dị ứng là hiện tượng cơ thể có những phản ứng bất thường với các chất “lạ” khi các chất này xâm nhập cơ thể.
Các chất “lạ” được gọi là dị nguyên – kháng nguyên, khi vào m.áu sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại kháng nguyên từ ngoài vào. Nếu những phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể còn nằm trong tầm kiểm soát, sẽ không có hiện tượng gì xảy ra. Khi những phản ứng này xảy ra quá mức bình thường hay còn được gọi là hiện tượng dị ứng – phản ứng bất thường – các triệu chứng sẽ xuất hiện.
Truy tìm nguyên nhân
Có nhiều tác nhân gây nên dị ứng, có thể nói, bất cứ chất gì không thuộc cơ thể khi vào m.áu đều có thể gây dị ứng. Vấn đề là ở chỗ dị ứng có xảy ra hay không lại phụ thuộc cơ địa của từng người. Vì vậy, yếu tố cơ địa là quan trọng nhất và ở những người hay bị dị ứng người ta gọi là có cơ địa atopy.
Người ta thấy những cặp song sinh nếu bị dị ứng thì cả hai cùng bị và nếu gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị dị ứng thì nguy cơ người đó bị dị ứng rất cao. Ngoài ra, hiện tượng dị ứng hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều có lẽ có sự góp phần của sự ô nhiễm môi trường, lối sống mất vệ sinh, bệnh n.hiễm t.rùng, sự xuất hiện của nhiều loại hóa chất tổng hợp mới có khả năng gây dị ứng cao và chế độ ăn uống thay đổi.
Người bệnh dị ứng cần tránh các tác nhân gây bệnh.
Nhìn chung, có các nhóm tác nhân (dị nguyên) gây dị ứng là: Thuốc và các loại hóa chất. Ví dụ như các loại hóa chất dùng trong công nghiệp thuộc da, dệt vải; thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích tăng trưởng trong nông nghiệp; hóa chất dùng trong mỹ phẩm như phấn, son, sáp môi… Các tác nhân từ môi trường bị ô nhiễm như khói bụi, xăng dầu, xác động vật bị nghiền nhỏ hóa bụi.
Tiếp đến là nhóm các dị nguyên có nguồn gốc thực vật như phấn hoa, nhựa cây, lá cây độc. Các dị nguyên có nguồn gốc động vật như chất độc các loại côn trùng (ong, rắn, bò cạp, sứa…). Dị ứng có căn nguyên do nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán các loại.
Thực phẩm cũng là một nhóm nguyên nhân hay gặp và rất nhiều người bị dị ứng khi uống sữa tươi, một số loại củ quả, mật ong, nhộng ong, nhộng tằm. Thực phẩm có nguồn gốc thủy – hải sản hay gây dị ứng hơn các loại thực phẩm khác do hải sản chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự.
Biểu hiện như nào?
Dị ứng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi tác nhân gây dị ứng xâm nhập cơ thể. Hàng đầu là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, nổi mẩn ngứa, nổi mày đay. Các biểu hiện thần kinh như: đau đầu, chóng mặt, ngất. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng.
Các triệu chứng hô hấp như: hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản, phù nề thanh môn gây tắc nghẽn hô hấp. Các biểu hiện đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Đặc biệt là triệu chứng sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp, hôn mê… Các trường hợp tối cấp như: co thắt thanh quản, phù nề thanh môn, sốc phản vệ có thể gây t.ử v.ong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Lời khuyên thầy thuốc
Dự phòng dị ứng bao gồm các biện pháp như khi dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh phải chú ý tới t.iền sử dị ứng của bệnh nhân. Khi dùng các loại hóa mỹ phẩm phải thử vào vùng da cẳng tay trước khi sử dụng. Mang đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với hóa chất, sơn, dầu, thuốc trừ sâu diệt cỏ. Điều trị tốt các bệnh nhiễm nấm, kí sinh trùng.
Với người bị dị ứng phấn hoa, dị ứng thực phẩm trong đó có thủy – hải sản phải hết sức thận trọng khi ăn uống. Đối với người có cơ địa dị ứng, có thể tới các trung tâm miễn dịch – dị ứng để điều trị giải mẫn cảm (cho bệnh nhân tiếp xúc dần dần với chất gây dị ứng để cơ thể quen và mất đi hiện tượng dị ứng với chất đó) hoặc xác định rõ loại chất gây dị ứng để bệnh nhân phòng tránh tiếp xúc.