Có khoảng 38% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng táo bón. Nó có thể gây đau đớn và táo bón có thể thuyên giảm một cách tự nhiên bằng cách sử dụng thực phẩm giàu chất xơ. Phụ nữ mang thai cần 25-30g chất xơ mỗi ngày như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu…
Khi mang thai, táo bón ban đầu xảy ra do sự gia tăng của progesterone, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Cơ của cơ thể bạn được thư giãn, dẫn đến tiêu hóa chậm hơn. Quá trình tiêu hóa chậm lại để quá trình hấp thụ dinh dưỡng tối ưu diễn ra trong ruột. Ít vận động, tiêu thụ thực phẩm ít chất xơ và thậm chí lo lắng cũng có thể dẫn đến táo bón khi mang thai. Sắt có trong vitamin trước khi sinh hoặc bổ sung sắt khi mang thai có thể gây táo bón.
Để giúp giảm bớt tình trạng táo bón khi mang thai ngoài uống nhiều nước và vận động thường xuyên thì thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày là cách tốt nhất.
1. Quả mâm xôi đỏ
Quả mâm xôi đỏ có nhiều chất xơ, vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch giảm táo bón.
Quả mâm xôi đỏ có nhiều chất xơ và cũng chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Quả mâm xôi đông lạnh rất thích hợp để làm sinh tố và giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng trong quá trình đông lạnh.
Khi ăn mâm xôi đỏ tươi nên rửa kỹ với nước sạch và giấm vừa ăn để loại bỏ chất bẩn và sạn. Có thể trộn mâm xôi đỏ với món salad, sinh tố, sữa chua và ngũ cốc.
2. Đậu xanh
14 loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều axit folic tốt cho phụ nữ mang thaiĐỌC NGAY
Đậu xanh có nhiều chất xơ và cũng chứa vitamin C và kali cần thiết cho cả thai phụ và thai nhi. Có thể nấu đậu xanh trong súp và món hầm. Có thể ăn đậu xanh đông lạnh, đóng hộp hay tươi, các chất dinh dưỡng có lợi vẫn như nhau. Chỉ cần đảm bảo rửa sạch lượng muối dư thừa trong đậu xanh đóng hộp.
3. Quả lê
Quả lê cỡ trung bình có 5,5g chất xơ và lê rất giàu folate và là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Lê có hương vị thơm và rất ngon, có thể ăn cùng bột yến mạch, sữa chua, pho mát. Trước khi ăn cần rửa kỹ trong nước ấm và giấm.
4. Đậu lăng
Một chén đậu lăng nấu chín có 15,5gam chất xơ. Đậu lăng được coi là một “siêu thực phẩm”, cung cấp cho thai phụ và thai nhi các vitamin B, sắt và magie, tất cả đều cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Nấu đậu lăng với súp, món hầm và có thể trộn salad.
5. Đậu đen
Đậu đen chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và protein.
Một chén đậu đen có 15g chất xơ. Đậu đen cũng chứa chất chống oxy hóa và protein. Có thể nấu xôi đậu đen, súp, món hầm, salad. Đậu đen đóng hộp tiện lợi và cũng nhiều chất bổ dưỡng, chỉ cần đảm bảo rửa sạch natri dư thừa.
6. Bông cải xanh
Bông cải xanh có nhiều chất xơ, cũng chứa sắt và canxi, tương ứng cần thiết cho các tế bào và xương khỏe mạnh. Có rất nhiều cách ngon để sử dụng bông cải xanh. Có thể xào với dầu ô liu, hay cắt nhỏ trong món salad…
7. Nước uống
Nước và chất xơ đều hoạt động cùng nhau để ngừa táo bón.
Phụ nữ mang thai cần ít nhất 12,8 cốc nước mỗi ngày (cộng thêm vào những tháng mùa hè). Nước giúp chất xơ di chuyển dọc theo đường tiêu hóa. Cần phải giữ cho phân mềm và chắc. Chất xơ thúc đẩy quá trình làm mềm và phồng phân, do đó nước và chất xơ đều hoạt động cùng nhau. Thực phẩm chứa cả chất xơ hòa tan (kích thích ruột giữ nước) và chất xơ không hòa tan (không hòa tan và di chuyển qua ruột).
8. Thực phẩm có probiotics
Ngoài chất xơ và nước, thai phụ cần bổ sung thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm như sữa chua, dưa cải bắp, dưa chua và súp miso giúp giữ lại vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột, từ đó giúp giữ cho hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động tốt. Hãy ăn ít nhất 1-2 khẩu phần các loại thực phẩm này hàng ngày.
9. Hạt chia
Hạt chia.
Hạt chia chứa nhiều chất xơ, có thể rắc vào salad, sữa chua, sinh tố và bột yến mạch… Hạt chia cũng chứa nhiều axit béo Omega-3, giúp phát triển trí não hoàn hảo cho trẻ sơ sinh.
10. Hạt diêm mạch
Hạt diêm mạch là một loại hạt chứ không phải ngũ cốc, nhưng có thể được sử dụng để thay thế ngũ cốc trong các công thức nấu ăn. Nó chứa nhiều chất xơ, có thể cho vào món salad và súp, cũng có thể dùng nó thay cho cơm trong các món xào.
11. Củ cải xanh
Một chén củ cải xanh nấu chín có 5g chất xơ. Xào củ cải với dầu ô liu và tỏi hoặc thêm vào súp và món hầm. Củ cải xanh chứa nhiều vitamin A và vitamin C, là những thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch tốt cho cơ thể. Khi sử dụng cần rửa thật sạch bằng nước để loại bỏ cặn bẩn còn sót lại.
12. Quả táo
Một quả táo trung bình có 4,5g chất xơ
Một quả táo cỡ trung bình có 4,5g chất xơ. Nhớ rửa kỹ lớp vỏ bên ngoài vì đó là nơi tồn tại phần lớn chất xơ. Táo rất hoàn hảo khi được cắt lát và thêm vào món salad, sữa chua và bột yến mạch. Táo cũng chứa nhiều vitamin C.
13. Cháo bột yến mạch
Một cốc bột yến mạch có 5g chất xơ. Bạn cũng có thể thêm yến mạch chưa nấu chín vào sinh tố và bánh mì thịt hoặc thịt viên (thay cho bánh mì). Bột yến mạch cũng chứa nhiều sắt và magie, là những chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi.
14. Bắp cải
Bắp cải chứa nhiều chất xơ, có thể được cắt lát mỏng làm món salad để thưởng thức giống như cách thưởng thức với rau diếp. Rửa sạch bắp cải dưới vòi đang chảy. Bắp cải cũng chứa nhiều vitamin C, vitamin K và folate nên trở thành một loại rau hoàn hảo cho các phụ nữ mang thai.
Thường xuyên bị táo bón có thể gây ra bệnh trĩ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Cần đi khám bác sĩ phụ khoa nếu có các dấu hiệu của bệnh trĩ, vì bệnh trĩ gây đau đớn và khó khỏi. Tuy nhiên, với một chế độ ăn uống lành mạnh và nước, có thể ngăn ngừa bệnh trĩ.
Thuốc nhuận tràng không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai vì chúng có thể gây mất nước và thậm chí có thể kích thích các cơn co thắt tử cung. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa về việc sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.