Cà tím có nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn: nướng, xào, bung…. Tuy nhiên, trong cà tím có chứa một số chất có thể gây ngộ độc khi ăn. Vì vậy cần có những nguyên tắc khi nấu và ăn với liều lượng để tránh ngộ độc.
Dưới đây là thông tin hữu ích của TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia về tác dụng của cà tím, cách chế biến cà tím và liều lượng ăn món cà tím.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng.
Trong thành phần của cà tím có: 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid.
Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy.
1. Lưu ý khi chế biến và ăn cà tím
Không ăn quá nhiều
Trong cà tím có chứa solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng chất này cũng có tác dụng kích thích lên các trung tâm hô hấp, gây mê. Khi ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc solanine. Vì vậy, không nên uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín.
Nếu ăn quá nhiều cà tím đã nấu chín cũng vẫn có thể bị ngộ độc solanine. Bởi khả năng hòa tan trong nước của solanine không đáng kể nên khi đun sôi không phá hủy được chất này. Để làm giảm nồng độ của solanine, khi chế biến cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại rau củ nào với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, không nên ăn cà tím quá 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Nên ngâm cà tím qua nước pha muối, sau đó rửa lại sẽ làm cà tím mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng, món ăn sẽ ngon hơn.
Nấu chín kỹ và không đun ở nhiệt độ quá cao
Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Vì thế nên để lửa ở mức nhỏ để nấu cà tím.
Sau khi ăn cà tím có thể gặp hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh bị ngứa sau khi ăn cà tím, bạn cần nấu chín kỹ cà tím.
Ngoài ra trước khi chế biến, nên ngâm cà tím qua nước pha muối, sau đó rửa lại sẽ làm cà tím mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng, món ăn sẽ ngon hơn.
Không nên gọt vỏ cà tím
Điều cần lưu ý là khi ăn không nên bỏ vỏ cà tím mà nên ăn cả vỏ bởi vỏ cà tím có chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.
Cà tím xào thịt băm.
2. Những người nên hạn chế ăn cà tím?
Dân gian thường truyền tai kinh nghiệm mẹ bầu không được ăn cà tím trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, y học hiện đại luôn khuyến khích mẹ bầu ăn đa dạng món ăn và không cần kiêng tuyệt đối bất cứ thực phẩm nào.
Thực tế, các mẹ bầu có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm nhưng ăn với lượng ít, vừa phải chứ không nên ăn nhiều. Y học hiện đại cũng có những nghiên cứu khoa học cho thấy trong cà tím có chứa hai chất phytohormone và toxoplasmosis có ảnh hưởng nhất định tới dạ con. Khi hàm lượng phytohormone và toxoplasmosis nhiều sẽ khiến bà bầu có nguy cơ bị chuyển dạ sớm dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Vậy nên, theo y học hiện đại, bà bầu có thể ăn cà tím nhưng không nên ăn quá nhiều. Trong cà tím có nhiều vitamin B9 (folates) tốt cho quá trình hình thành ống thần kinh của trẻ, các vitamin nhóm B, các khoáng chất có trong cà tím như canxi, sắt, đồng, mangan, magie, phốt pho cũng rất tốt cho cả mẹ và bé.
Theo các chuyên gia Đông y, người mắc bệnh dạ dày cần hạn chế ăn cà tím bởi cà tím có tính hàn, ăn nhiều khiến dạ dày khó chịu gây tiêu chảy. Những người đang ốm hoặc bị thấp khớp, đau nhức không nên ăn cà tím thường xuyên.
Người bị hen suyễn, người mắc bệnh thận không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao. Nếu ăn quá nhiều oxalate có thể bị sỏi thận.
Không nên bỏ vỏ cà tím mà nên ăn cả vỏ bởi vỏ cà tím có chứa vitamin nhóm B và vitamin C.
3. Các món chế biến từ cà tím
Cà tím có thể chế biến dưới nhiều cách khác nhau như món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt…
-
Cách đơn giản để phân biệt tôm sạch và tôm bị bơm tạp chất
Cà tím hấp nước tương tỏi
Bước 1: Cà tím rửa sạch, để ráo. Tỏi, gừng, ớt bằm nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2: Cho cà tím vào nồi hấp chín, lấy ra bóc vỏ, cắt miếng vừa ăn.
Bước 3: Phi thơm tỏi, gừng, ớt cho thêm đường, dầu mè, đun sôi, tắt bếp. Rưới hỗn hợp nước tương lên, rắc mè rang và hành lá lên trên, dùng nóng.
Cà tím hấp nước tương tỏi.
Cà tím kẹp thịt gà chiên
Bước 1: Thịt gà lọc bỏ da và xương, băm nhuyễn. Nấm hương ngâm nở, băm nhỏ. Cà tím cắt khúc dài 5-7cm, sau đó cắt thành những lát mỏng, dày khoảng 0.5cm, ngâm vào nước muối loãng để không bị thâm. Vớt ra để để ráo nước.
Bước 2: Trộn đều thịt gà băm, nấm hương với gia vị, hạt tiêu, nước mắm, hành lá thái chỉ
Bước 3: Cho nhân thịt gà lên 1 miếng cà tím và kẹp miếng cà tím khác lên trên. Tẩm cà tím kẹp thịt gà lần lượt qua bột mì, trứng, bột xù, chiên ngập dầu đến khi chín vàng, vớt ra để ráo dầu.
Cà tím kẹp thịt gà chiên.
Cà tím kho nấm thịt băm
Bước 1: Cà tím cắt khúc 5-6cm, sau đó cắt dọc làm 6. Ớt sừng cắt hạt lựu. Nấm rơm cắt làm tư. Hành lá phần đầu hành băm nhuyễn, phần lá cắt nhỏ.
Bước 2: Ướp thịt xay với đầu hành, gia vị để thấm.
Bước 3: Đun nóng dầu, xào rám mặt cà tím và nấm trong thố đất, trút ra để riêng. Xào thơm tỏi, gừng và ớt, cho thịt vào xào săn, thêm cà tím, nấm và nước xâm xấp mặt, kho lửa nhỏ đến khi nước kho rút sánh. Tắt lửa, rắc hành lá lên trên.