Các chuyên gia dinh dưỡng thế giới tư vấn về chế độ ăn uống: nên ăn gì và kiêng gì khi bạn mắc COVID-19.
Theo chuyên gia dinh dưỡng BS. Toby Admidor, tác giả của cuốn sách The Family Immunity Cookbook (Bí quyết tăng cường miễn dịch từ món ăn gia đình), mặc dù không có bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn uống tăng cường miễn dịch sẽ làm giảm thời gian mắc COVID-19, tuy nhiên, một số loại thực phẩm có thể giúp cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn trước tác nhân xâm nhập. Đặc biệt vitamin D là thành tố cơ bản của sức khỏe miễn dịch.
Một bài phân tích tổng quan năm 2017 đăng tải trên tạp chí y học The BMJ cho thấy, vitamin D bảo vệ chống lại viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính. Một số vi chất khác như vitamin C, vitamin B6, vitamin E, …. cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Một số đa vi chất, như chất xơ và protein cũng tạo nên hệ miễn dịch mạnh khỏe hơn.
Thực phẩm lên men cũng có thể đóng vai trò đối với sức khỏe hệ miễn dịch. Theo một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí y sinh học Cell, tiêu thụ thực phẩm lên men góp phần tạo nên lợi khuẩn đa dạng, có tác động tốt đối với phản ứng miễn dịch.
Nhiều nghiên cứu về chế độ ăn với hệ miễn dịch nằm ở thói quen ăn uống hàng ngày từ trước khi mắc bệnh. Nói một cách khác, hệ miễn dịch có được sức mạnh không chỉ qua một đêm, mà cần cả một quá trình. Đối với nhiều người, ăn uống trong thời kỳ mắc COVID-19 chủ yếu nhằm để cảm thấy khỏe lên.
Sau đây là một số thực phẩm mà bà nội trợ nên cho vào bữa ăn gia đình khi bản thân hay ai đó trong nhà mắc COVID-19.
Người mắc COVID-19 nên ăn thực phẩm giàu protein và giàu vi chất như kẽm, vitamin D, vitamin C, E, B6,…
Dinh dưỡng dành cho người mắc COVID-19
1. Rau củ, trái cây
Ăn nhiều rau củ và trái cây là cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng. Rau hoa quả có hàm lượng cao các vi chất hỗ trợ miễn dịch như vitamin A, C, D và kẽm. Các loại rau củ trái cây mà người mắc COVID-19 nên ăn bao gồm:
– Trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi, quất, quýt,…
– Cà chua
– Trái cây họ dâu như dây tây, dâu ta, việt quất, mâm xôi,…
– Kiwi
– Cà rốt
– Khoai lang
– Súp lơ
– Ớt chuông
– Các loại nấm.
Súp nóng, trà gừng mật ong, rau xanh và trái cây là những thực phẩm giúp F0 ngon miệng và nhanh chóng hồi phục
Những thực phẩm này không chỉ cung cấp những vi chất thiết yếu, mà một số còn tăng cường carbohydrate phức hợp, góp phần giữ mức năng lượng ổn định cho F0 trong ngày. Điều này đặc biệt cần thiết khi đối mặt với chứng mệt mỏi do COVID-19 mang lại.
Nếu viêm họng hay ngứa, đau rát họng nên không dễ dàng ăn hoa quả tươi, có thể xay nhuyễn hoa quả thành sinh tố uống.
Hoặc nếu bạn thèm thứ gì nóng, bạn cũng có thể xay rau ra nấu súp và ăn súp nóng. Đây là cách hay để hấp thụ rau xanh và tạo cảm giác nhẹ nhàng cho dạ dày, nhà dinh dưỡng học Ana Reisdorf cho biết.
2. Ngũ cốc nguyên hạt
Chất xơ prebiotic trong ngũ cốc nguyên hạt cung cấp “thức ăn” cho lợi khuẩn sinh sôi trong hệ tiêu hóa. Hệ sinh thái lợi khuẩn góp phần tăng cường chức năng hệ miễn dịch, do các lợi khuẩn cần thiết trong đường tiêu hóa giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm.
Giải mã 7 câu hỏi của F0 về việc nên ăn gì, kiêng gì khi mắc COVID-19ĐỌC NGAY
Nếu COVID-19 khiến bạn suy kiệt sức khỏe, hãy thử yến mạch và lúa mạch. Cả hai loại ngũ cốc này đều chứa chất xơ được gọi là beta-glucan, vốn được biết tới với đặc tính chống viêm nhiễm.
Và do cả hai hạt này mềm tự nhiên, nó sẽ giúp cho F0 đang đau rát họng dễ nuốt, không bị cảm giác khó ăn.
Các món ăn khác giàu chất xơ và giàu dưỡng chất bao gồm gạo lứt, bánh mỳ nguyên hạt. mỳ paste nguyên hạt và hạt quinoa.
3. Đạm (Protein)
Trong số 3 đa vi chất – đạm (protein), chất béo và tinh bột (carb), protein được biết tới khả năng tạo nên khối cơ và sửa chữa mô hư hại. Protein cũng là thành tố cơ bản của mọi loại tế bào, trong đó có tế bào miễn dịch.
Nhiều nguồn protein cũng chứa các vi chất, chẳng hạn như thịt bò cung cấp cho bạn cả protein lẫn vi chất. Thịt bò củng cố hệ miễn dịch bởi chứa kẽm, liên quan tới các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, bao gồm cả sản sinh protein và nhanh liền vết thương.
Thực phẩm giàu protein và kẽm góp phần giảm viêm, giúp F0 nhanh hồi phục
Thịt lợn, thịt cừu và thịt gà đều chứa một lượng nhất định cả kẽm và protein. Người mắc COVID-19 đang mệt mỏi thì ăn thịt mềm sẽ dễ tiêu hóa hơn, vì vậy có thể hầm thịt để dễ ăn và hấp thu hơn.
Nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cũng cung cấp protein, trong đó có đậu, đỗ và đậu phụ. Những thực phẩm này đồng thời cũng là nguồn giàu chất xơ. Tuy nhiên, nếu như F0 nào bị rối loạn tiêu hóa do COVID-19, bạn cũng có thể tránh những thực phẩm này nếu như bị đầy hơi hay tiêu chảy.
4. Sữa và sữa chua
Sữa chua nằm trong top thực phẩm tăng cường miễn dịch bởi trong sữa chua chứa probiotics. Một số loại probiotics có thể tăng cường miễn dịch và giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Sữa chua hoặc sinh tố sữa chua thường có hương vị thơm ngon dễ chịu nên người ốm sẽ cảm thấy rất dễ chịu.
Sữa và sữa chua góp phần tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho người mắc COVID-19
Ngoài sữa chua thì sữa cũng là thực phẩm tốt cho người mắc COVID-19, góp phần tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một cốc sữa cung cấp đủ 13 dưỡng chất thiết yếu, bao gồm vitamin A, vitamin D, protein, selen và kẽm. Tất cả rất quan trọng cho chức năng của hệ miễn dịch.
5. Đồ uống tốt cho người mắc COVID-19
Nếu F0 mắc phải các triệu chứng COVID-19 đặc trưng như sốt, tiêu chảy, bạn dễ dàng bị mất nước. Khi mất nước thì cơ thể dễ mệt mỏi và đau đầu. Vì vậy lời khuyên cho F0 là thường xuyên uống nước. Ngoài ra, F0 nên uống oresol để bù nước.
TIN LIÊN QUAN
5 đồ uống giàu chất điện giải tốt cho F0 và hậu COVID-19
Trẻ đã từng là F0 nên ăn uống thế nào để đảm bảo sức khỏe khi quay lại trường học?
Uống trà nóng pha mật ong cũng là cách tốt để giảm nhẹ cơn ho hoặc đau họng. F0 cũng nên ăn súp nóng để bổ sung dưỡng chất.
6. Thực phẩm người mắc COVID-19 nên kiêng
Nhìn chung thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa nhiều đường như đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, nước soda và đồ ngọt làm gia tăng viêm nhiễm trong cơ thể, nên không tốt cho F0.
Đặc biệt F0 cần phải kiêng đồ uống có cồn bởi cồn làm yếu hệ miễn dịch, làm cơ thể khó khăn hơn khi chống lại tác nhân xâm nhập như virus. Ngoài ra, cồn có thể kích hoạt viêm nhiễm ở ruột già và ảnh hưởng tới lợi khuẩn sống ở đó đóng vai trò duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
7. Khi mất vị giác hoặc khứu giác, F0 nên ăn gì?
Ở một số bệnh nhân COVID-19 có thể gặp phải tình trạng mất vị giác hoặc khứu giác, cũng là điều khiến bạn mất đi cảm giác ngon miệng. Chuyên gia dinh dưỡng Reisdorf khuyên các F0 bị mất vị giác là hãy ăn tất cả những gì mình có thể ăn được để đảm bảo dinh dưỡng, nhanh hồi phục.
Mời độc giả xem thêm video
Lưu ý cho F0 khi tự điều trị COVID tại nhà