Đậu nành là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại rẻ tiền nên là lựa chọn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, một số trường hợp lại không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1. Thành phần dinh dưỡng của đậu nành
Theo ThS. Bác sĩ nội trú (BSNT) chuyên ngành ung bướu Nguyễn Xuân Tuấn, ngoài isoflavone, đậu nành còn cung cấp các chất dinh dưỡng chất lượng cao mà cơ thể cần. Đậu nành là một loại protein hoàn chỉnh vì nó có tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra. Các protein này giúp cơ thể xây dựng và duy trì xương, cơ bắp và các mô chắc khỏe.
ThS. Bác sĩ nội trú chuyên ngành ung bướu Nguyễn Xuân Tuấn
Đậu nành là một trong số ít các loại hạt có chứa hàm lượng protein tương đương với thịt. Tỷ lệ đạm trong đậu nành chiếm khoảng 38%. Ngoài ra, protein đậu nành không chứa cholesterol (một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não) và chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Đậu nành còn chứa vitamin C và folate, chúng cũng là nguồn cung cấp canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, thiamin… dồi dào cho cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm đậu nành khác có thể khác nhau tùy thuộc vào cách các nhà sản xuất đã chế biến chúng và những thành phần mà họ đã thêm vào.
Đậu nành hữu cơ ít chế biến là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Đó là các sản phẩm đậu nành nấu chín, sữa đậu nành, đậu phụ…
Các sản phẩm từ đậu nành có thể lên men hoặc không lên men. Các sản phẩm đậu nành không lên men cung cấp dinh dưỡng truyền thống. Các sản phẩm đậu nành lên men có bổ sung vi khuẩn tốt được nuôi cấy, nấm men và nấm mốc. Quá trình lên men giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa.
Trong 100g đậu nành xanh nấu chín không muối chứa 141 kcalo, 12,35g protein, 6,4g chất béo, 11,05g carbohydrate, 4,2g chất xơ…
Đậu nành là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm đậu nành khác có thể khác nhau tùy thuộc vào cách các nhà sản xuất đã chế biến chúng và những thành phần mà họ đã thêm vào.
Đậu nành hữu cơ ít chế biến là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Đó là các sản phẩm đậu nành nấu chín, sữa đậu nành, đậu phụ…
2. Lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe
2.1 Đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú
-
Người mắc bệnh tuyến giáp có cần kiêng ăn đậu nành?
-
Uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến dậy thì của trẻ?
Các nghiên cứu chất lượng cao gần đây đã phát hiện ra rằng đậu nành chưa qua chế biến không làm tăng nguy cơ ung thư vú và việc tiêu thụ rất nhiều thậm chí có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ. Trên thực tế, một phân tích của hơn 30 nghiên cứu cho thấy rằng ăn đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư vú cho cả phụ nữ trước và sau mãn kinh ở các nước châu Á, nơi mọi người có xu hướng bắt đầu ăn đậu nành từ khi còn rất trẻ.
2.2 Đậu nành hỗ trợ cải thiện khả năng sinh sản và giúp giảm các cơn bốc hỏa
Đậu nành có vẻ có lợi cho khả năng sinh sản, miễn là không ăn quá nhiều. Phụ nữ trải qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm tiếp xúc với BPA trong môi trường có nhiều khả năng mang thai hơn nếu họ cũng ăn đậu nành. Nguyên nhân có thể là do isoflavone trong đậu nành giúp trung hòa các tác động gây rối loạn nội tiết của BPA.
Nếu tiêu thụ hơn 100mg isoflavone trong đậu nành, tương đương 169g tempeh chưa nấu chín hoặc 16 cốc sữa đậu nành mỗi ngày có liên quan đến việc giảm chức năng buồng trứng, tuy nhiên khả năng này ít xảy ra. Đậu nành có thể giúp hỗ trợ khả năng sinh sản.
Trong thời kỳ mãn kinh, mức độ estrogen của phụ nữ giảm tự nhiên, dẫn đến các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như mệt mỏi, khô âm đạo và bốc hỏa. Bằng cách liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể, isoflavone trong đậu nành được cho là có thể giúp giảm phần nào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này.
Isoflavones trong đậu nành cũng có thể giúp làm giảm sự mệt mỏi, đau khớp, trầm cảm, cáu kỉnh, lo lắng và khô âm đạo trong thời kỳ mãn kinh hoặc những năm sau đó.
2.3 Có thể cải thiện sức khỏe của xương
Mức độ estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến canxi thoát ra khỏi xương. Chính vì vậy có thể khiến phụ nữ sau mãn kinh thường hay bị rơi vào tình trạng xương yếu và giòn, hay còn gọi là loãng xương.
Việc tiêu thụ 40-110mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm sự mất xương và cải thiện các dấu hiệu về sức khỏe của xương ở phụ nữ mãn kinh.
2.4 Protein trong đậu nành giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Việc thay thế thực phẩm có nguồn gốc động vật bằng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành làm giảm lượng chất béo bão hòa và tăng lượng chất xơ, cả hai đều có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Đó là cách bạn bỏ qua món bít tết và thay vào đó bằng đậu phụ là một hành động thông minh mang lại sức khỏe cho trái tim.
3. Ai không nên sử dụng đậu nành?
Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có lợi. Chế độ ăn giàu thực phẩm đậu nành chế biến tối thiểu có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm các triệu chứng mãn kinh và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, một số người lại cần lưu ý và không nên sử dụng quá nhiều đậu nành vì sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
3.1 Người có chức năng tiêu hóa kém
Sữa đậu nành có tính lạnh, những người khó tiêu, ợ hơi và chức năng tiêu hóa kém nên ít uống sữa đậu nành. Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày cũng không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành, để không kích thích tăng tiết quá mức axit dịch vị và làm bệnh nặng thêm, hoặc gây đầy hơi.
3.2 Người bệnh gout
Sữa đậu nành giàu purin không tốt cho người bệnh gout.
Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, trong khi đó đậu nành rất giàu purin. Purin là chất ưa nước nên đậu nành sau khi xay thì hàm lượng purin cao gấp mấy lần so với các sản phẩm làm từ đậu nành khác.
Vì vậy, người bệnh gout nên hạn chế uống sữa đậu nành. Nhưng không có nghĩa là tuyệt đối tránh dùng sữa đậu nành mà cần kiểm soát số lượng, để phòng và điều trị bệnh gout.
3.3 Bệnh nhân suy thận
Bệnh nhân suy thận cần có chế độ ăn ít đạm, trong khi đó đậu nành và các chế phẩm của chúng là những thực phẩm giàu chất đạm, các chất chuyển hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
3.4 Người bệnh đang hồi phục sau phẫu thuật, giảm sức đề kháng
Những người sau khi phẫu thuật hoặc ốm đau, sức đề kháng của cơ thể yếu và chức năng tiêu hóa không tốt. Lúc này, nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành lạnh vì dễ bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng sữa chua trong thời gian phục hồi, có thể thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ chức năng đường tiêu hóa.
3.5 Người cao tuổi
Chức năng thận của người cao tuổi tương đối yếu và nếu ăn đậu nành, tức là chúng ta đã nhập vào cơ thể quá nhiều đạm thực vật trong quá trình ăn. Các chế phẩm từ đậu nành sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và có thể dẫn đến suy thận.
Nhiều người cao tuổi nếu sức khỏe tốt vẫn có thể ăn lượng đậu nành hợp lý, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều.
3.6 Người có bệnh tuyến giáp
ThS.BSNT Nguyễn Xuân TuấnNgười bệnh tuyến giáp tránh sử dụng các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến như bột đậu nành, bột protein tăng cơ. Không lạm dụng những sản phẩm đậu nành và thay thế cho những món ăn khác. Chỉ sử dụng những chế phẩm chưa qua chế biến quá nhiều như sữa đậu nành, đậu phụ tươi, miso… Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.
Thực phẩm đậu nành không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở những người có tuyến giáp khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn có một tuyến giáp kém hoạt động, thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là có thể cản trở cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp. Vì vậy, nên đợi ít nhất bốn giờ sau khi ăn các sản phẩm từ đậu nành để uống thuốc tuyến giáp đã được bác sĩ kê đơn. ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn cho biết: Lượng đậu nành cho phép với người bệnh tuyến giáp là 30mg/ngày.