Các bác sĩ BV Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh đã cân não suốt 4 giờ phẫu thuật để giữ lại cơ hội làm mẹ cho cô gái 24 t.uổi bị ung thư cổ tử cung.
Bài Viết Liên Quan
- Hơn 2.000 F0 ở TP HCM phải hỗ trợ hô hấp
- Sai lầm nhiều người mắc khi bị đau mắt đỏ
- Video: Nọc độc của rắn hổ mang chúa có công dụng chữa bệnh thế nào?
Ca nội soi cắt ung thư cổ tử cung tại BV Ung bướu TP.HCM
BSCKII. Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, BV Ung bướu TP.HCM cùng ê kíp vừa phẫu thuật giữ lại cơ hội làm mẹ cho cô gái 24 t.uổi bị ung thư cổ tử cung .
BS. Tiến cho hay, đây là ca ung thư cổ tử cung trẻ nhất tại khoa Ngoại 1 trừ trường hợp bệnh nhân bị sarcom cổ tử cung có thể trẻ hơn (15 t.uổi). Đáng nói bệnh nhân chưa lập gia đình. Khi điều tra bệnh sử bệnh nhân cho biết đã quan hệ t.ình d.ục từ lúc 16 t.uổi. Bệnh nhân cũng từng đi tầm soát tại một bệnh viện phụ sản, phát hiện nhiễm HPV 18 nhưng vài năm nay vì công việc nên không đi khám lại.
Đến một ngày bệnh nhân bị ra m.áu khi quan hệ t.ình d.ục mới vội đến bệnh viện thăm khám thì phát hiện ra ung thư cổ tử cung buộc phải chuyển về BV Ung bướu TP.HCM để điều trị.
BS. Tiến cho hay, vì bệnh nhân chưa lập gia đình nên xin phẫu thuật bảo tồn tử cung để sinh đẻ. Tuy nhiên, bệnh nhân bị sang thương cổ tử cung (2cm), nếu bảo tồn khả năng tái phát rất cao, thậm chí bệnh nhân chưa sinh con có thế tái phát và di căn.
BS. Tiến cảnh báo, trào lưu quan hệ t.ình d.ục sớm và quan hệ với nhiều đối tượng của giới trẻ bây giờ là nguồn lây nhiễm HPV cực lớn, nhất là loại HPV nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, ung thư â.m đ.ạo, â.m h.ộ ở những bệnh nhân t.uổi đời còn quá trẻ. Chính vì vậy, quan hệ t.ình d.ục an toàn và tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cách giảm thiểu nguy cơ gây ung thư cao.
3 thói quen của nhiều chị em làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, cần điều chỉnh sớm để đảm bảo sức khỏe
Con gái cứ giữ 3 thói quen này hàng ngày, không sớm thì muộn cũng mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung như trường hợp của cô Vương (38 t.uổi, Trung Quốc) dưới đây.
Cách đây mấy ngày, một cô gái họ Vương (38 t.uổi, Trung Quốc) phát hiện quần lót của mình thường xuyên có nhiều dịch tiết, mùi lại rất tanh nên đã vội vàng đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ phát hiện ra rằng cô đã mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Thực tế, ban đầu, cô Vương chỉ bị nhiễm HPV nhưng do những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh hàng ngày của cô đã làm giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể không đủ sức chống lại virus HPV và nó đã phát triển lên thành ung thư cổ tử cung.
Dưới đây là 3 thói quen hàng ngày của cô Vương khiến cô bị ung thư cổ tử cung.
1. Thức khuya, thiếu ngủ!
Đi ngủ lúc 9 giờ rưỡi là một hành động “không thể tin nổi” trong mắt hầu hết mọi người bây giờ!
Ở trường đại học, bạn cùng phòng của cô lại thích thức khuya đến mãi 1 giờ sáng mỗi ngày mới ngủ, điều này cũng ảnh hưởng đến cô ấy. Do đó, từ năm thứ 3 đại học, cô Vương đã thức đêm hàng ngày.
Dần dần, cô Vương cũng đi ngủ muộn mỗi ngày, đi ngủ sau 12 giờ đêm, đôi khi là 1 giờ sáng và 6 giờ sáng ngày hôm sau dậy đi học là chuyện bình thường. Cô lúc đó luôn vào lớp với cảm giác mệt mỏi, uể oải. Tình trạng thiếu ngủ này của cô kéo dài hơn 11 năm.
2. Thiếu tập thể dục!
Trong 10 năm từ khi học đại học, đi làm đến giờ, cô Vương rất ít tập thể dục. Nếu bạn ngủ đủ giấc, hoặc ít nhất là thi thoảng thức khuya nhưng sau đó ngủ bù lại thì sức đề kháng cũng sẽ không quá sa sút như vậy.
Cô Vương mỗi ngày chỉ ngủ 6 tiếng, lại không tập thể dục. Sự kết hợp này ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch của cơ thể, khiến HPV có thể dễ dàng phát triển và gây ra căn bệnh ung thư cổ tử cung.
99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV.
3. Không ăn trái cây, rau xanh và không uống sữa chua
Trái cây, rau xanh và sữa chua là các loại thực phẩm bổ sung có lợi cho cơ thể. Bởi vì cô Vương rất lười gọt trái cây, ăn rau và cũng không thích ăn sữa chua nên đã không ăn chúng trong gần 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
Thực tế, đây là những thực phẩm bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung
HPV là nhân tố chính dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Đặc biệt là sự lây nhiễm dai dẳng của 2 loại virus nguy cơ cao là HPV16 và HPV18 có khả năng gây ra các bệnh liên quan đến ung thư cổ tử cung.
Nếu bị nhiễm virus HPV thì phải kịp thời nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Thông thường bạn có thể bổ sung các loại vitamin và selen hữu cơ, protein… để thúc đẩy cải thiện khả năng miễn dịch. Bên cạnh khía cạnh dinh dưỡng, bạn cũng cần có lối sống lành mạnh như đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.