Nhiều người thường lầm tưởng rằng bệnh nhân đái tháo đường không được ăn khoai tây hoặc các loại thực phẩm giàu tinh bột khác vì chúng được cho là có chỉ số đường huyết (GI) cao.
Tiến sĩ Hardik Bambhania, chuyên gia tư vấn về bệnh đái tháo đường, Bệnh viện công nghệ cao Shri KVO Manav Seva Kendra Navneet, Mumbai cho biết, mặc dù khoai tây là một loại củ giàu tinh bột, nhưng bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể ăn khoai tây đúng cách như một phần của chế độ ăn uống có lợi. Điều quan trọng là bệnh nhân đái tháo đường cần phải theo dõi lượng carb của họ.
Khi một người theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của mình, số lượng carbohydrate có ý nghĩa quan trọng. Carbs được phân hủy thành glucose trong hệ thống tiêu hóa của một người. Glucose này đi vào máu và làm tăng lượng đường trong máu.
Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể ăn khoai tây đúng cách như một phần của chế độ ăn uống có lợi.
1. Khoai tây nhiều dinh dưỡng, người đái tháo đường ăn thế nào để an toàn?
Vỏ của khoai tây giàu chất xơ và ít calo. Khoai tây chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B6 và C, kali. Ngoài ra, khoai tây rất giàu tinh bột, lại là một loại carb. Tuy nhiên, nó được xếp vào loại carb phức tạp “lành mạnh”. Những loại carbs này dễ tiêu hóa và tiêu hóa nhanh hơn so với các loại carbs phức tạp khác. Những carbohydrate bị phân hủy này làm “tràn ngập” glucose trong máu của người bệnh. Và điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Do đó, tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate và / hoặc khẩu phần lớn có thể gây hại cho bệnh nhân đái tháo đường.
Giống như bất kỳ sản phẩm thực phẩm chứa carbohydrate nào khác, khoai tây có tác dụng tăng cường hàm lượng glucose trong máu. Khi ăn khoai tây, cơ thể sẽ phân hủy carbs thành đường đơn đi vào máu. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Bệnh đái tháo đường nếu quản lý kém có liên quan đến các tình trạng y tế như tổn thương thận, suy tim, đột quỵ, tổn thương thần kinh, giảm thị lực và cắt cụt chi. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế tiêu thụ carb dễ tiêu hóa. Điều này có thể thay đổi từ mức tiêu thụ carbohydrate rất thấp 20–50 gam mỗi ngày đến giới hạn vừa phải 100–150 gam mỗi ngày.
Tiêu thụ thực phẩm có GI thấp hoặc trung bình hỗ trợ đáng kể một người trong việc kiểm soát lượng đường của mình. Tuy nhiên, ít loại khoai tây có GI cao, ngoài ra còn có các yếu tố khác giúp cân bằng điều này. Khi chọn thực phẩm có GI cao, ADA (Hội đái tháo đường Hoa Kỳ) đề xuất kết hợp thực phẩm có GI thấp với thực phẩm này để cân bằng một chế độ ăn uống cụ thể. Theo ADA, khẩu phần ăn rất quan trọng để tiêu thụ an toàn các loại thực phẩm giàu tinh bột như một phần của kế hoạch bữa ăn lành mạnh. Vậy người đái tháo đường nên ăn khoai tây như thế nào?
2. Cách chế biến khoai tây phù hợp với người đái tháo đường
Người đái tháo đường không nên ăn khoai tây chiên rán. Ảnh internet
Chiên rán khoai tây trong nhiều loại dầu hoặc chất béo khác nhau, bao gồm cả mỡ động vật, có thể tăng cường hàm lượng chất béo bão hòa cũng như chất béo chuyển hóa của chúng. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường, những người đã có nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Những người quản lý trọng lượng cơ thể của họ để giảm tác động của bệnh đái tháo đường type 2 có thể muốn nấu khoai tây theo cách hạn chế số lượng calo và chất béo. Để giảm trọng lượng cơ thể, mọi người nên thực hiện một bài tập đốt cháy nhiều calo hơn lượng họ ăn.
Cách tốt nhất để chế biến khoai tây cho bệnh nhân đái tháo đường là luộc hoặc hấp. Cả khoai tây luộc cũng như hấp đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ nhưng lại khá ít chất béo, đường và muối.
3. Một số lưu ý khi ăn khoai tây nếu mắc bệnh đái tháo đường
Khoai tây khi ăn cả vỏ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Bệnh nhân đái tháo đường phải biết về các phần khoai tây mình ăn, coi khoai tây như một phần của một bữa ăn cân bằng và lành mạnh.
Tiêu thụ khoai tây cùng với thực phẩm có GI thấp cung cấp chất xơ, protein nạc và chất béo lành mạnh có thể hỗ trợ cân bằng lợi ích dinh dưỡng của chế độ ăn bệnh lý.
Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có thể hỗ trợ một người điều chỉnh mức đường huyết và tăng cường cảm giác no sau khi ăn kiêng. Thực phẩm có GI thấp có thể là các loại rau không chứa tinh bột khác.
Bệnh nhân đái tháo đường phải tránh các loại thức ăn chứa nhiều calo trong bữa ăn của họ.
Khoai lang là một trong những loại tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường, vì chúng có GI thấp và chứa hàm lượng chất xơ cao hơn so với khoai tây trắng. Khoai lang cũng được coi là một nguồn cung cấp canxi và vitamin A. Khoai tây Carisma, giống khoai tây trắng có chỉ số GI thấp hơn. Khoai tây Nga có GI cao, do đó bệnh nhân đái tháo đường phải hạn chế ăn.
Tiêu thụ thực phẩm không chứa tinh bột cùng với một phần vừa phải khoai tây nguyên củ có thể giúp cân bằng chỉ số GI của khoai tây.
4. Các cách khác nhau để ăn khoai tây
Khoai tây nguyên củ được phát hiện có GI thấp hơn so với khoai tây nghiền hoặc thái hạt lựu. Để khoai tây nguội trước khi ăn cũng có thể tốt cho sức khỏe. Nấu chín khoai tây làm tăng khả năng tiêu hóa của tinh bột, làm tăng giá trị GI. Sau khi nguội, khả năng tiêu hóa của khoai tây lại giảm xuống, và điều này có thể làm giảm giá trị GI.
Vì vậy, cách nấu khoai tây bổ dưỡng nhất là hấp, luộc hoặc cho vào lò vi sóng mà không bao gồm các thành phần khác. Chế biến khoai tây theo cách này sẽ đảm bảo rằng chúng trở nên rất ít chất béo, đường và muối.
Giữ nguyên vỏ khoai tây có thể cung cấp thêm chất xơ. Có tới 50% hợp chất phenolic có trong khoai tây được tìm thấy ở vỏ và phần thịt. Các hợp chất phenolic bao gồm các đặc tính chống oxy hóa có ích cho sức khỏe.
Điều quan trọng là phải bổ sung một khẩu phần rau không tinh bột vào khoai tây trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường. Người bệnh cần tiêu thụ nhiều rau không chứa tinh bột bằng các loại rau giàu chất dinh dưỡng như súp lơ, cà rốt, cà chua, bông cải xanh, ớt, rau bina và các loại rau lá xanh khác… Theo Cử nhân dinh dưỡng Đỗ Át K, Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai: Người bệnh đái tháo đường trước khi ăn thực phẩm nhóm tinh bột cần ăn thực phẩm nhóm chất xơ (rau củ). Ví dụ, ăn thực phẩm nhóm tinh bột hấp thu đường nhanh như bánh mỳ, khoai nướng… nhớ ăn phối hợp nhiều rau hơn các thực phẩm cùng nhóm chế biến dạng luộc. Ăn khoai tây quá mức có thể gây ra các vấn đề trong việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
Khoai tây là một trong những thực phẩm được chấp nhận trong bữa ăn của người đái tháo đường. Tuy nhiên, chú ý tiêu thụ thực phẩm không chứa tinh bột cùng với một phần vừa phải khoai tây nguyên củ có thể giúp cân bằng chỉ số GI của khoai tây.
Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn khoai tây dưới nhiều cách chế biến, nhưng điều quan trọng là phải nhận ra tác động của chúng đối với mức đường trong máu. Ăn khoai tây quá nhiều có thể gây ra các vấn đề trong việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh đái tháo đường.