Nhiều loại thức ăn và đồ uống yêu thích của bạn có nhiều lượng đường hơn bạn nghĩ, đôi khi nó nhỏ đến mức bạn có thể không nhận ra mình đang tiêu thụ calo có đường.
Mặc dù đường được bổ sung với số lượng nhỏ thường vô hại, nhưng việc tiêu thụ đường quá thường xuyên có thể góp phần gây ra một số biến chứng về sức khỏe.
Đường sẽ làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể trong cơ thể, do đó sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ tiêu cực. Tình trạng viêm này là do đường kích thích gan sản xuất axit béo tự do. Những axit béo tự do này kích hoạt quá trình viêm. Tình trạng viêm kéo dài có thể trở thành mạn tính gây hại cho cơ thể trong thời gian ngắn và dài hạn.
Nếu quá trình viêm đang xảy ra, cơ thể của bạn có thể bắt đầu gửi tín hiệu rằng có điều gì đó không ổn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang tiêu thụ quá nhiều đường trong chế độ ăn uống của mình và bạn nên chú ý tới các thực phẩm bạn ăn hàng ngày.
1. Tăng cân
Một trong những dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận thấy trong cơ thể nếu bạn đang ăn quá nhiều đường là tăng cân. Lượng đường cao có thể làm rối loạn quá trình trao đổi chất và có thể tác động xấu vào sinh thái tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và mức insulin, vì vậy khi bạn ăn quá nhiều đường, bạn đang buộc hệ sinh thái đó hoạt động quá mức và cần nhiều đường hơn để duy trì sự cân bằng đó.
Nguyên lý của vấn đề là, bạn càng ăn nhiều đường, cơ thể bạn càng nghĩ rằng nó cần thêm đường và bạn càng ăn nhiều hơn. Cứ như vậy tạo thành vòng luẩn quẩn khiến bạn tăng cân.
Ăn nhiều đường sẽ khiến bạn tăng cân khó kiểm soát.
Điều quan trọng cần lưu ý là ăn thực phẩm có nhiều đường sẽ không khiến bạn cảm thấy hài lòng hoặc cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đường là nguồn cung cấp calo rỗng, có nghĩa là nó chỉ cung cấp calo và không có chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
2. Tình trạng đau mạn tính
Thật không may, tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường theo thời gian dài có thể dẫn đến một số tình trạng đau mạn tính mà không có nguyên nhân cụ thể.
Ví dụ, cơn đau mạn tính và cứng khớp của bạn có thể là kết quả của việc tiêu thụ quá nhiều đường. Điều này là do tình trạng viêm nhiễm mà đường bổ sung gây ra trong cơ thể vì đây là một thành phần có khả năng gây viêm cao.
3. Tăng cảm giác đói
Thức ăn có đường sẽ khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên và muốn ăn nhiều hơn, vì vậy điều quan trọng là bạn phải để ý xem mình cảm thấy no như thế nào sau bữa ăn. Đường thường chứa nhiều calo, vì vậy khi bạn ăn xong, cơ thể bạn phải cảm thấy no (ít nhất là trong một thời gian ngắn).
Thường xuyên cảm thấy đói và thèm ăn là một dấu hiệu bạn ăn quá nhiều đường.
Cơ thể đốt cháy đường nhanh chóng vì nó thiếu chất dinh dưỡng như protein, chất xơ và chất béo lành mạnh. Khi cơ thể bạn đốt cháy đường, cơ thể sẽ tăng cường cơn đói và cảm giác thèm ăn, gây ra hiện tượng ăn vặt bắt buộc, ăn uống vô độ và cuối cùng là càng tiêu thụ nhiều đường hơn.
4. Tăng huyết áp
Ăn quá nhiều đường sẽ gây tăng huyết áp.
Một hệ quả xấu tới sức khỏe khi ăn quá nhiều đường là góp phần làm tăng huyết áp. Nếu bạn thấy huyết áp của mình tăng lên, có thể bạn đang tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung. Đường bổ sung làm tăng axit uric trong cơ thể, do đó ức chế sản xuất oxit nitric. Oxit nitric (NO) cần thiết để giữ máu mạch mềm dẻo và khi NO trong cơ thể giảm, huyết áp sẽ tăng lên.